Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ mặt nào của răng nhưng thường xảy ra sớm ở mặt hố và rãnh, do hố và rãnh là nơi dễ lưu giữ thức ăn, mảng bám và khó chải sạch.

Sự sử dụng fluor đã rất có hiệu quả trong phòng ngừa sâu răng, nhưng ảnh hưởng chủ yếu của fluor là làm giảm sâu răng ở các mặt nhẩn, còn ở mặt nhai thì kém hiệu quả.

Do đó, trám bít hố và rãnh để ngừa sâu răng là việc làm cần thiết cho trẻ.

1.Trám bít hố rãnh là gì ?

Trám bít hố và rãnh là một kỹ thuật điều trị dự phòng đã có từ lâu, trước đây người ta đã sử dụng cement, Amalgam để trám hoặc là mài mở rộng rãnh để làm giảm sự lưu giữ thức ăn…

Tuy nhiên các kỹ thuật này không mang lại kết quả lâu dài khả quan mà còn có nguy cơ làm hư răng do có sự mài bỏ mô răng lành.

tram bit ho ranh ngua sau rang
Một ca trám bít hố rãnh cho trẻ

Ngày nay nhờ có sự khám phá ra kỹ thuật tạo bám bằng acid phosphoric (do Buonocore giới thiệu 1955) và các loại resin đặc biệt có tính dính và độ cứng cao đã giúp cho kỹ thuật trám bít hố rãnh thuận lợi hơn là không mài bỏ mô răng mà kết quả cũng rất tốt và đáng khích lệ.

Ở Việt Nam, trám bít hố rãnh bằng sealant đã được đưa vào chương trình nha học đường để ngừa sâu răng cho trẻ em.

2. Những bệnh nhân nào có thể trám bít hố rãnh ngừa sâu răng?

Bệnh nhân được chia làm ba nhóm tùy theo khả năng phát triển của bệnh sâu răng.

◦      Nhóm 1 : Những bệnh nhân không có răng sâu và có lẽ sẽ không bị sâu. Rãnh mặt nhai cạn (nông) và tròn.

◦      Nhóm 2: Những bệnh nhân phát hiện không bị sâu hoặc những ring bị sâu chớm phát hoặc có miếng trám ở mặt nhai hoặc hố trũng rấnh hẹp vầ sâu dễ mắc thức ăn là những người dễ bị sâu răng nếu không bôi sealant.

◦      Nhóm 3 : Những bệnh nhân đã có nhiều răng sâu và sâu răng mặt bên có khả năng phát triển.

So sánh 3 nhóm với hiệu quả kinh tế thì nên bôi sealant ở nhóm 2.

Trong chương trình nha học đường, việc chọn lọc bệnh nhân thì không cần thiết mà nên áp dụng cho mọi học sinh (nếu điều kiện thuốc men trang bị đầy đủ)

Những răng nào cần trám.

Theo thứ tự ưu tiên sau đây :

◦     Răng cối lớn vĩnh viễn mới mọc (răng số 6 , 7)

◦     Răng tiền cối mới mọc.

◦     Hố các răng cửa vĩnh viễn.

◦     Răng hàm sữa ở trẻ em 3-4 tuổi.

Tiêu chuẩn để trám bít :

◦        Răng không bị sâu, lành mạnh.

◦        Răng nghi ngờ bị sâu, có nghĩa là răng có mắc thám trâm nhưng không có sự mất men, đổi màu hay có sự mềm ở đầu thám trâm, những răng này thường chưa có kế hoạch điều trị.

Đối với răng đã chẩn đoán là sâu (Si, s2…) thì không được bôi mà phải trám.

3. Sự lưu giữ của sealant

Tác dụng phòng ngừa của sealant là do tính dính của nó trên men và bít các hố và rãnh. Chừng nào sealant còn nguyên vẹn thì sâu răng không phát triển bên dưới, do đó sự giảm tỷ lệ sâu răng còn tùy thuộc vào sự lưu giữ của sealant

Sealant dễ bị bong nhất là trong 12 tháng đầu. Những răng đã qua giai đoạn trên thường chịu được từ 5 đến 10 năm và có thể còn hơn nữa

Những răng dễ bi bong nhất thường xảy ra ở trẻ em càng nhỏ và ở những răng kho cô lập khi bôi.

Tất cả những răng có trám bít hố rãnh cần theo dõi bộ lưu giữ của nó trong những lần khám điều trị hoặc kiểm tra định kỳ. Để trám lại trước khi sâu răng xảy ra.

Yêu cầu một cuộc hẹn

Có thể bạn quan tâm


up-arrow-1
Hotline Oreli