Việc ghép nướu, ghép mô liên kết để giải quyết vấn đề về tụt lợi làm lộ chân răng.

Tụt lợi không chỉ là vấn đề gây khó chịu cho nhiều người lớn tuổi mà còn làm ê buốt răng, dắt thức ăn ở kẽ răng, và chân răng nhô ra làm cho răng trông dài hơn gây mất thẩm mỹ cho nhiều bạn trẻ ngày nay.

Ðó là hiện tượng lộ bề mặt chân răng do lợi di chuyển về phía cuống răng.

1. Nguyên nhân gây tụt lợi

Do viêm lợi và viêm quanh răng

Do cấu trúc răng: Do lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị sang chấn.

Sang chấn khớp cắn cũng là yếu tố làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ.

Do răng lệch ra ngoài cung hàm.  Đặc biệt sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt lợi của răng bên dưới.

Tụt lợi còn là hậu quả của một số biện pháp điều trị vùng quanh răng hoặc điều trị nắn chỉnh răng sai kỹ thuật.

Do chải răng bằng bàn chải quá cứng và sai kỹ thuật, quá mạnh và thói quen sỉa răng sau khi ăn khiến lợi bị tổn thương.

Lợi có thể bị tụt do một số tổn thương gây ra bởi vi rút

Các phương pháp điều trị viêm quanh răng cũng có thể gây tụt lợi.

2. Hậu quả tụt lợi gây ra

Răng bị tụt lợi, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ rất dễ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm:

  • Làm mất xi-măng chân răng, lộ ngà răng, làm tăng nhạy cảm răng, hở kẽ răng, dễ dắt thức ăn
  • Khiến răng trông dài và xấu hơn
  • Viêm nướu, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy, chảy máu chân răng…
  • Răng bị lung lay, thậm chí là mất răng
  • Tiêu xương ổ răng
  • Hạn chế chức năng ăn nhai
  • Tăng nguy cơ đau nhức răng

3. Cách giải quyết khi bị tụt lợi nặng

Trong trường hợp tụt lợi nặng, có kèm theo hiện tượng ê buốt răng,  thì biện pháp tối ưu nhất để giải quyết tình trạng này chính là phẫu thuật ghép vạt lợi.

ghep nuou ghep mo lien ket
Hình ảnh trước sau ghép nướu
ghep mo lien ket
Hình ảnh trước sau ghép nướu
ghep mo lien ket
Hình ảnh trước sau ghép nướu

Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách bóc tách tổ chức ghép,  sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu.

Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn hàm.

4. Các phương pháp phẫu thuật ghép nướu điều trị tụt lợi

  • Vạt có chân nuôi
  • Ghép lợi tự do tự thân
  • Ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô
  • Phương pháp mới nhất là tái tạo mô có hướng dẫn với màng sinh học

Thời gian lành thương sau phẫu thuật là 6 tuần và khoảng 1 năm để mô nướu tái cấu trúc giống như ban đầu.

Việc lựa chọn phương pháp ghép và vật liệu ghép tùy thuộc vào mức độ tụt lợi (nặng hay nhẹ), số răng bị tụt lợi (một răng hay nhiều răng liên tiếp), vùng răng bị tụt lợi (răng cửa hay răng hàm) và cấu trúc giải phẫu của vùng kế cận (tổ chức bám dính dày hay mỏng).

Hãy đến với Oreli khi bạn thấy răng bị tụt lợi để được hướng dẫn kế hoạch ghép nướu ghép mô liên kết nhé.

Yêu cầu một cuộc hẹn

Có thể bạn quan tâm


up-arrow-1
Hotline Oreli