Sau nhổ răng khôn bạn có thể bị sưng, đau, chảy máu hay nhiều biến chứng khác. Vậy chế độ chăm sóc sau nhổ răng khôn như thế nào để vết thương mau lành, cùng tham khảo 10 điều sau nhé.

Mỗi chiếc răng sau khi được nhổ bỏ đều để lại vết thương ở xương và ổ răng. Vết thương hở lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện của bác sĩ hoặc xu hướng mọc, phát triển của răng.

Trên thực tế nếu không được chăm sóc đúng mức, vết thương ấy không chỉ gây cảm giác đau nhiều, lâu lành mà còn là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và đau đớn.

Việc được hướng dẫn, hiểu biết cách thực hiện các biện pháp đề phòng trước và sau khi nhổ răng sẽ giúp quá trình hậu phẫu diễn ra suôn sẻ, đạt được như mong muốn.

1. Cắn chặt vào miếng gạc

Một bước chắc chắn rằng, sau khi nhổ răng cho bạn, nha sĩ sẽ đặt một miếng gạc lên vết thương để cầm máu. Nhớ cắn chặt miếng gạc để tạo lực ép giúp máu ngừng chảy.

Không nói chuyện nhiều vì điều này có thể khiến miếng gạc lỏng ra, làm chậm quá trình hình thành cục máu đông.

Bạn có thể thay gạc mới nếu nó bị ướt sũng, tuy nhiên việc này nên được hạn chế. Bởi nếu thay quá mức cần thiết sẽ cản trở quá trình đông máu.

Không dùng lưỡi hoặc ngón tay chạm vào chỗ mới nhổ răng, đồng hời tránh xì mũi, hắt xì hoặc ho. Việc tăng áp lực có thể khiến vết thương chảy máu lại.

Không dùng tay hoặc các vật dụng khác chạm vào vùng vết thương để tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo.

2. Uống thuốc giảm đau sau nhổ răng khôn

Bạn chỉ nên dùng thuốc giảm đau và kháng sinh theo toa thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ, nha sĩ để quá trình hồi phục đảm bảo an toàn được diễn ra nhanh, chính xác hơn.

3. Sử dụng túi chườm đá

Chườm túi nước đá lên mặt, bên ngoài nơi răng bị nhổ. Đá lạnh giúp cầm máu và giảm sưng nhờ làm co các mạch máu. Chườm túi đá khoảng 10-20 phút, sau đó nghỉ 30 phút hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể chườm đá trong khoảng 24 tiếng đầu tiên sau khi nhổ răng. Sang ngày thứ 2, chườm khăn ấm để máu lưu thông, tan máu và giúp vết thương nhanh lành.

Tránh đặt bàn tay lên chỗ nhổ răng, vì như vậy bạn sẽ làm vùng tổn thương nóng lên.

4. Sử dụng túi trà (chè)

Axit Tannic ở trà có tác dụng giúp hình thành cục máu đông bằng cách làm co mạch máu. Nếu thấy máu chảy ri rỉ đến 1 tiếng đồng hồ sau khi nhổ răng, bạn hãy đặt một túi trà ẩm lên chỗ nhổ răng và cắn chặt xuống khoảng 20 – 30 phút để tạo sức ép lên chỗ chảy máu.

5. Súc miệng bằng nước muối ấm

Bạn có thể pha nước muối ấm hoặc sử dụng dung dịch Natri Clorid 0,9% bán sẵn tại các hiệu thuốc để súc miệng vào sáng hôm sau ngày nhổ răng. Lưu ý súc miệng chậm và nhẹ nhàng để không tạo áp lực. Chỉ dùng lưỡi đưa qua đưa lại từ bên này sang bên kia nhiều lần, sau đó nhẹ nhàng nhổ nước muối ra để tránh động chạm đến chỗ máu đông.

Vào những ngày tiếp theo việc súc miệng nước muối nên được tiến hành 4 – 5 lần/ngày nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

6. Nghỉ ngơi nhiều sau nhổ răng khôn

Việc nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp huyết áp ổn định, tạo điều kiện cho máu đông và chữa lành lợi. Không tham gia bất cứ hoạt động thể chất nào ít nhất trong 24 tiếng sau khi nhổ răng và gối cao đầu hơn một chút khi nằm để đảm bảo máu hoặc nước bọt không gây sặc.

Thử gối đầu trên hai chiếc gối, đồng thời không nằm nghiêng về phía chiếc răng bị nhổ để máu không bị ứ đọng do tăng nhiệt độ.

Luôn ngồi ở tư thế thẳng, không gập người xuống hoặc nâng nhấc vật nặng.

7. Đánh răng và vệ sinh răng miệng cẩn thận

24 giờ sau khi nhổ răng, bạn nên nhẹ nhàng chải răng và lưỡi, nhưng không đưa bàn chải đến gần vị trí chiếc răng bị nhổ để tránh làm tổn hại cục máu đông.

Bạn có thể duy trì việc dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng như thường lệ, nhưng tránh dùng chỉ nha khoa gần vị trí nhổ răng.

8. Sử dụng gel chlorhexidine

Gel chlorhexidine có tác dụng giảm bớt đau, khó chịu, ngừa vi khuẩn xâm nhập và giúp vết thương mau lành hơn.

Bạn có thể bắt đầu sử dụng Gel vào hôm sau ngày nhổ răng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, trong nhiều trường hợp không cần sử dụng gel này.

Lưu ý. Không bôi Gel trực tiếp vào hốc răng đã nhổ. Chỉ bôi vào vùng lợi xung quanh vị trí chiếc răng đã nhổ.

9. Chú ý chế độ ăn sau nhổ răng khôn

Bạn nên đợi cho thuốc tê tan hết trước khi thử ăn và bắt đầu với các thức ăn mềm. Tránh những thức ăn cứng, giòn hoặc nóng; tránh dùng ống hút vì có thể làm bật cục máu đông ra khỏi lợi.

Ăn đều đặn và không bỏ bữa.

Ăn thức ăn nguội hoặc lạnh, không bao giờ ăn thức ăn ấm hoặc nóng.

Ăn thức ăn mềm và hơi lạnh như: Kem, sinh tố, bánh pudding, thạch, sữa chua và súp. Những thức ăn này rất thích hợp, đặc biệt là ngay sau khi nhổ răng, vì chúng giúp làm dịu sự khó chịu sau thủ thuật nhổ răng.

Dần dần chuyển chế độ ăn từ thức ăn lỏng sang đặc hơn và cuối cùng là thức ăn cứng sau vài ngày.

Tránh thức ăn cay, dính, thức uống nóng, các sản phẩm có chứa caffeine, cồn, nước ngọt.

Tránh hút thuốc lá/ rượu bia trong ít nhất 24 tiếng sau khi nhổ răng.

10. Thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ

Cuối cùng, bạn đừng quên thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ để kịp thời khắc phục và nhận được những lời khuyên hữu ích nhất khi có vấn đề xảy ra.

Yêu cầu tư vấn

Đội ngũ của chúng tôi tại Nha khoa Oreli rất mong được phục vụ bạn. Để yêu cầu thăm khám với một nha sĩ, xin vui lòng bấm vào nút yêu cầu dưới đây.

Yêu cầu một cuộc hẹn

Các dịch vụ bạn có thể quan tâm


up-arrow-1
Hotline Oreli