Ở người lớn tuổi, răng miệng luôn là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu không được chăm sóc kỹ càng. Để giúp người già có được một hàm răng chắc khỏe và không gặp phải các bệnh lý khác.

Nha khoa Oreli xin giới thiệu đến bạn các biện pháp phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người già.

1. Các bệnh lý về răng miệng người già hay gặp phải là gì?

a. Răng xỉn màu

Răng xỉn màu là tình trạng thường thấy ở những người lớn tuổi. Tình trạng này có thể do lớp men răng bên ngoài mỏng đi hay do thói quen ăn trầu, uống trà, cà phê,…

Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Bên cạnh đó, với những người nghiện thuốc lá thì lượng nicotin trong đó dễ dàng bám vào răng, tạo thành một màu vàng xỉn, thâm đen, thậm chí còn gây nên tình trạng hôi miệng.

b. Lão hóa răng

Lão hóa ở răng bao gồm mòn mặt nhai, tủy răng bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà dần bị mất nước, răng giòn dễ mẻ, dễ bị gãy, tụt nướu, giảm tiết nước bọt, chức năng nhai giảm sút…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do quá trình tuổi tác hay do những nguyên nhân khác như chải răng không đúng cách, ăn thức ăn quá cứng…

c. Bệnh nha chu

Bệnh nha chu gây nên những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người cao tuổi như: gây hôi miệng, răng lung lay, mất răng, sức nhai kém dẫn đến kém ăn, thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch, nội tiết, hô hấp.

Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi

d. Bệnh sâu răng

Sâu răng ở người cao tuổi chủ yếu là do chế độ chăm sóc răng miệng kém. Bên cạnh đó, bệnh sâu răng ở người già thường đi kèm với hiện tượng tụt nướu, gây ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống của người bệnh.

e. Bệnh khô miệng

Ở nhiều người cao tuổi, tổng lưu lượng nước bọt giảm nhiều so với trước đây khiến niêm mạc khô, dễ trầy xước, giảm sự bôi trơn, khiến việc nhai nuốt gặp khó khăn.

Ngoài ra, chứng khô miệng còn là một trong những nguyên nhân gây ra viêm nướu, nhiễm nấm về bệnh lý răng miệng.

f. Răng bị mòn

Người càng lớn tuổi thì nguy cơ gặp phải tình trạng mòn răng ngày càng cao. Lớp men răng bảo vệ bên ngoài bị bào mòn, mòn mặt nhai khiến răng dễ bị tổn thương hơn (gãy, mẻ, sâu răng,…).

Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi

Đồng thời răng dễ bị tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Tình trạng mòn răng thường khiến răng dễ bị nhạy cảm bởi các thức ăn nóng, lạnh, đồng thời khiến răng dễ bị sâu hơn.

2. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh răng miệng ở người già

a. Chải răng đúng cách

Những người cao tuổi nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, có thể sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các thức ăn còn bám lại trong kẽ răng.

Nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ để việc làm sạch được dễ dàng hơn, tránh làm tổn thương đến nướu răng gây ra hiện tượng chảy máu ở nướu.

b. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để có một hàm răng khỏe mạnh thì việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất là rất cần thiết. Vì thế, người cao tuổi nên chuẩn bị những thực phẩm đầy đủ 4 dưỡng chất là: chất đạm – chất béo – vitamin – muối khoáng trong bữa ăn hàng ngày.

c. Kiểm tra răng miệng định kỳ

Việc kiểm tra răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là các bệnh về lợi ở người cao tuổi có thể dẫn đến ung thư niêm mạc miệng.

Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở người cao tuổi

d. Làm răng giả thay thế răng đã mất

Người cao tuổi khi bị mất răng nên tìm đến trung tâm nha khoa uy tín để được các Bác sĩ thăm khám và phục hình lại răng đã mất. Tình trạng mất răng nếu để lâu ngày sẽ khiến răng bị xô lệch, gây xáo trộn khớp cắn, có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng.

Do đó, người cao tuổi có thể lựa chọn phương pháp làm răng giả tháo lắp, bọc sứ hay trồng răng implant để khắc phục tình trạng mất răng của mình.

Yêu cầu tư vấn

Đội ngũ của chúng tôi tại Nha khoa Oreli rất mong được phục vụ bạn. Để yêu cầu thăm khám với một nha sĩ, xin vui lòng bấm vào nút yêu cầu dưới đây.

Yêu cầu một cuộc hẹn

Các dịch vụ bạn có thể quan tâm


up-arrow-1
Hotline Oreli