Vôi răng (cao răng) là những mảng bám, mảnh vụn thực phẩm còn sót lại đã bị vôi hóa bởi vi khuẩn, muối canxi carbonat và calcium phosphate có trong nước bọt.

Mảng bám, cặn vụn thức ăn thường lắng đọng thành lớp dày ở thân răng, nướu răng, có màu trắng đục hoặc vàng nâu mất thẩm mỹ và gây nhiều tổn hại đến răng miệng.

1. Những tác hại của vôi răng đối với sức khỏe răng miệng

  • Hơi thở nặng mùi.
  • Mảng bám tích tụ quá nhiều, dày và lâu ngày sẽ phá hủy men răng. Men răng bị tổn thương càng nặng thì nguy cơ sâu răng càng cao.
  • Là nơi cư ngụ của nhiều loại vi khuẩn lên men carbohydrate tạo ra acid gây sâu răng như Streptococcus mutans, Lactobacilli…
  • Tác nhân gây ra các bệnh ở miệng, ở họng như: viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan, lở miệng…
  • Chảy máu chân răng, ê buốt khi ăn uống.
  • Tụt nướu làm lộ chân răng.
  • Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về răng miệng như: viêm nha chu, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng ngược dòng. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, rụng răng gây mất thẩm mỹ.

Vì vậy, lấy vôi răng theo định kỳ 4 – 6 tháng/lần là việc cần thiết để bảo vệ răng miệng tránh khỏi những tác hại do vôi răng gây ra.

cao voi rang
Vôi răng và mảng bám trước khi làm sạch
cao voi rang
Sau khi cạo vôi răng bằng máy siêu âm tại Oreli

2. Cạo vôi răng có đau không, có ê buốt không?

Tùy trường hợp mà cạo vôi răng có thể ê buốt hoặc không tùy theo các yếu tố dưới đây:

a. Tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người

Nếu bạn đang mắc một số bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm nướu, lợi sưng đỏ thì việc lấy cao răng có thể ê buốt hơn so với người có sức khỏe răng miệng tốt.

b. Mức độ vôi răng

Cao răng ở thân răng, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, việc lấy cao răng diễn ra nhanh chóng khoảng 15 – 30 phút, không gây ê buốt hay chảy máu chân răng.

lay cao rang bmt oreli
Hình ảnh trước khi lấy cao răng
lay cao rang bmt
Hình ảnh sau khi lấy cao răng tại Oreli

Trường hợp vôi răng lắng đọng, bám chặt dưới nướu răng gây viêm, sưng, lấy vôi răng có thể ê buốt nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau vài ngày cũng như không gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của răng.

c. Kỹ thuật lấy vôi răng

Nếu như trước đây bác sĩ nha khoa thường sử dụng bộ dụng cụ lấy cao răng cầm tay hoặc máy thổi cát để loại bỏ vôi răng thì hiện nay dụng cụ cạo cao răng bằng sóng siêu âm (máy siêu âm) được ưa chuộng hơn.

Đây kỹ thuật lấy vôi răng hiện đại giúp giảm thiểu tối đa cảm giác ê buốt cho Khách hàng cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Bởi, sóng siêu âm an toàn tuyệt đối với cơ thể, loại bỏ hoàn toàn mảng bám mà không xâm lấn răng và nướu.

Cấu tạo máy siêu âm gồm có 2 đầu, một đầu là tay cầm, đầu còn lại nhỏ như đầu tăm, sắc bén, có thể chuyển động linh hoạt tới các ngóc ngách của răng.

Máy hoạt động với tần số 28 – 30 kHz, có độ rung vừa đủ để các mảng bám tự vỡ ra mà hoàn toàn không làm tổn thương đến nướu và các tổ chức xung quanh.

d. Tay nghề của bác sĩ

Nếu nha sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, việc lấy vôi răng nhẹ nhàng, không tác động đến má trong, lưỡi…thì bạn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức nào.

Việc cạo vôi răng rất đơn giản, thường không ảnh hưởng tới các mô mềm, không gây đau đớn hay tổn thương men răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng trong từng thao tác.

3. Lấy cao răng nhiều có tốt không?

Lấy cao răng là phương pháp giúp làm sạch các mảng bám cứng ra khỏi bề mặt của nướu, mang lại nhiều lợi ích cho răng miệng.

cạo vôi răng

Tuy nhiên, việc lạm dụng lấy vôi răng nhiều lần có thể gây tổn thương răng. Do đó, bạn chỉ nên cạo cao răng theo định kỳ 4-6 tháng/lần. Ngoài ra, tùy theo sức khỏe răng miệng, mức độ hình thành vôi răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian nên lấy cao răng.

Cụ thể

  • Người có men răng láng bóng, sức khỏe răng miệng tốt, cao răng hình thành ít nên lấy cao răng khoảng 6 tháng/lần.
  • Người có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám thức ăn dư thừa, thường xuyên uống trà, cà phê, hút thuốc nên lấy cao răng 3-4 tháng/lần.

4. Những lưu ý sau khi cạo vôi răng

Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng như sau:

  • Không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì nhiệt độ quá thấp hoặc cao có thể gây tổn hại đến men răng, khiến răng ê buốt khi ăn uống.
  • Không nên hút thuốc, sử dụng bia rượu hay các loại thực phẩm sậm màu, nhiều axit như trà, cà phê, nước ngọt, nước tương, socola…sau khi lấy cao răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau củ, trái cây tươi giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn các loại thức ăn quá mềm, dẻo vì chúng dễ bám vào răng hình thành cao răng.
  • Đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách. Khi chải nên dùng bàn chải có lông mềm, lực vừa phải, đặt bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn. Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể làm mòn men răng.
  • Sử dụng nước muối sinh lý, chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn nhằm loại bỏ các mảng bám còn sót lại.
  • Khám và lấy cao răng theo định kỳ hoặc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Yêu cầu một cuộc hẹn

Có thể bạn quan tâm


up-arrow-1
Hotline Oreli