Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Cắt chóp răng để làm gì ? Quy trình thực hiện ra sao ? Chăm sóc chóp răng sau khi cắt ra sao ? Tất cả sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết này.
Cắt chóp răng để làm gì ?
Cắt chóp răng chủ yếu được sử dụng để loại bỏ u nang răng, điều trị viêm nhiễm. Mà kỹ thuật nội nha thông thường không xử lý được.
Chóp răng nằm ở vị trí cuối cùng của chân răng. Đây là một lỗ hổng nhỏ để kết nối giữa mạch máu với tủy răng bên trong.
Mỗi chân răng có thể có 1, 2 hoặc nhiều chóp răng với đường kính từ 0,3 – 0,4 mm. Với những trường hợp có từ hai chóp trở lên, chóp răng nào có đường kính lớn hơn sẽ là chóp chân răng chính. Và các chóp còn lại là phụ.
Khi nào cần cắt chóp răng ?
Cắt chóp răng là một ca tiểu phẫu đơn giản. Giúp loại bỏ toàn bộ phần đầu chóp chân răng và các mô bên trong.
Kỹ thuật này được áp dụng nhiều nhất để điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, xử lý nang răng. Khi mà phương pháp điều trị tủy được đánh giá khó mang lại thành công.
Bên cạnh đó, còn những trường hợp khác cũng có thể cần cắt chóp răng bao gồm:
Dụng cụ chữa tủy bị gãy hoặc kẹt lại trong ống tủy
Xuất hiện u nang răng
Ống tủy quá cong, dụng cụ chữa tủy không thể tiếp cận và làm sạch triệt để.
Vì thế, sau khi chữa tủy mà vẫn bị đau nhức. Bạn cần phải tới nha khoa để bác sĩ kiểm tra xem có thể điều trị tủy lại lần 2 không.
Nếu xác định không thể chữa tủy lại lần 2. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt chóp răng để xử lý vấn đề. Tránh để lâu làm ảnh hưởng tới toàn bộ thân răng và mô xương xung quanh.
Quy trình cắt chóp răng được thực hiện như thế nào ?
Cắt chóp răng không phải kỹ thuật quá phức tạp. Quy trình sẽ diễn ra theo một số bước như sau:
Bước 1: Kiểm tra chóp răng
Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và chụp X-quang. Nhằm giúp xác định nguyên nhân vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Nếu xuất hiện tình trạng u nang, chóp răng bị viêm nhiễm hoặc áp xe. Lúc này, bác sĩ mới tư vấn cho khách hàng kỹ thuật cắt chóp răng.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng và khu vực xung quanh
Trước khi cắt chóp răng, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để làm sạch bề mặt răng. Loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn và cạo vôi răng. Nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra khi phẫu thuật.
Bước 3: Gây tê và mở vạt nướu, màng xương
Để bệnh nhân không bị đau nhức và thoải mái trong quá trình cắt chóp răng. Bác sĩ sẽ thực hiện gây tê cục bộ. Liều lượng thuốc gây tê tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người. Nhưng nó sẽ luôn trong mức quy định.
Bác sĩ tiến hành rạch mở nướu để tiếp cận màng xương. Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách màng xương tới khi nhìn thấy phần mô ra bị viêm nhiễm.
Bước 4: Loại bỏ viêm nhiễm
Bác sĩ dùng khí cụ chuyên dụng để loại bỏ mô viêm nhiễm. Nạo sạch toàn bộ vi khuẩn xung quanh chân răng.
Sau đó, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần chóp chân răng 1 đoạn khoảng 2 – 3 mm. Nó bao gồm cả các cơ quan và mô bên trong thân răng.
Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau cùng, bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng để bịt kín, lấp đầy phần chân răng vừa cắt. Điều này đảm bảo toàn bộ tủy răng và cấu trúc bên trong răng không bị hở.
Bước 6: Khâu vết thương
Bác sĩ khâu vạt nướu lại và hoàn tất dịch vụ cho khách hàng. Kế đến, bác sĩ có thể kê 1 vài loại thuốc giảm đau, kháng viêm để khách hàng dùng tại nhà.
Cắt chóp răng bao lâu thì lành ?
Với sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại. Cắt chóp răng ngày càng đơn giản, dễ dàng.
Do đó, thời gian hồi phục vết thương cũng được rút ngắn đáng kể. Chỉ sau khoảng 1 tuần điều trị, vị trí cắt chóp răng sẽ lành lại như bình thường.
Để đảm bảo an toàn sau khi cắt chóp và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương. Bệnh nhân cần phải chăm sóc răng đúng cách.
Sau khi phẫu thuật thành công, bạn cần tránh ăn các thực phẩm cứng, đồ ăn cay, quá nóng hoặc quá dai. Chỉ nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, thức ăn mềm hoặc dạng lỏng để tránh tạo áp lực lên răng.
Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Tránh căng thẳng quá mức và hạn chế lao động nặng nhọc giúp vết thương có điều kiện thuận lợi để hồi phục.
Trong trường hợp răng bị sưng đau, khó chịu sau khi cắt chóp. Bạn có thể thường xuyên chườm lạnh bên ngoài mặt để tạo cảm giác thoải mái hơn.
Bạn cần uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ. Các triệu chứng sưng đau sẽ dần được cải thiện và biến mất khoảng 2-3 ngày sau đó.
Nếu tình trạng này không có biểu hiện thuyên giảm thì bạn cần quay lại cơ sở nha khoa. Để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
Trên đây là những chia sẻ về việc cắt chóp răng để làm gì và trường hợp nên cắt chóp răng. Hy vọng thông tin hữu ích với bạn. Nếu bạn có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với nha khoa Oreli để được tư vấn.