Viêm lợi trùm uống thuốc gì để giảm sưng tấy. Hãy đọc ngay bài viết này để biết chi tiết hơn bạn nhé !
Viêm lợi trùm là gì?
Viêm lợi trùm răng khôn là một bệnh lý răng miệng của quá trình mọc răng khôn. Trường hợp răng khôn chưa mọc lên hết hoặc mọc lệch sẽ xuất hiện vạt lợi che phủ lên bề mặt răng hay một phần thân răng khôn. Từ đó, tạo thành các ổ ứ đọng thức ăn.
Khi bị viêm lợi trùm răng khôn, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu, có thể phát sốt đến vài ngày. Viêm lợi trùm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dần hình thành viêm lợi trùm có mủ.
Nguyên nhân chính là do vi khuẩn làm vùng nướu bị nhiễm trùng dẫn đến sưng các mô quanh chân răng. Tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các vị trí khác trên cung hàm, răng và xương hàm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việc điều trị viêm lợi trùm răng khôn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng của người bệnh. Cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán hiệu quả mức độ và tình trạng bệnh. Vậy viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì hiệu quả? Theo các chuyên gia nha khoa, dưới đây là một số loại thuốc người bệnh nên sử dụng.
Viêm lợi trùm răng uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh Metronidazol
Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole. Có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại. Do đó, Metronidazol thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để phù hợp với mức độ bệnh của mình. Có thể kết hợp Metronidazol cùng thức ăn hoặc một ly nước hay sữa giúp ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.
Thuốc Metronidazol được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc, có giá 11 nghìn đồng/hộp 20 viên.
Thuốc giảm đau Paracetamol, Aspirin
Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị viêm lợi trùm răng khôn gây đau nhức, khó chịu.
Thuốc có nhiều dạng khác nhau như dạng gel, siro, dạng tiêm, dạng viên nén. Các tốt nhất là người bệnh nên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.
Thuốc kháng sinh Spiramycin
Spiramycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi trùm thuộc nhóm macrolid. Được kê đơn phổ biến hiện nay. Thuốc có khả năng diệt khuẩn và ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Tuy nhiên, một số người có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu, mệt mỏi, phát ban, mề đay, cứng cơ khớp…
Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 42 nghìn đồng/hộp 2 vỉ; 110 nghìn/hộp 5 vỉ.
Thuốc chống phù nề Alphachymotrypsin
Khi bị viêm lợi trùm răng khôn, người bệnh nên dùng thêm các loại thuốc có khả năng chống phù nề. Nguyên nhân là do răng khôn mọc lên, vùng lợi này sẽ bị sưng tấy, phù nề và đau nhức. Vì thế, thuốc chống phù nề được coi là cứu tinh cho người bệnh.
Đối với trường hợp lợi phù mức độ nhẹ. Bạn có thể chỉ cần dùng thuốc kháng sinh Spiramycin với liều lượng 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần.
Nếu tình trạng sưng nề ở mức độ nặng, thuốc chống phù nề toàn thân Alphachymotrypsin được các bác sĩ khuyến nghị nên sử dụng. Lúc này, men thủy phân protein có khả năng làm giảm phản ứng viêm, phù nề hiệu quả.
Thuốc chống viêm, giảm phù nề Alphachymotrypsin được bán với giá khoảng 25 nghìn đồng/hộp 2 vỉ x 10 viên hoặc 70 nghìn đồng/hộp 5 vỉ x 10 viên nén.
Xem thêm: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng thần kinh hay là không?
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn
Ngoài việc nắm được thông tin viêm lợi trùm uống thuốc gì. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, giúp hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn mà thuốc tây y mang lại.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc đúng theo khuyến nghị và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.
- Không ngưng uống thuốc khi chưa hết liều lượng được kê đơn. Lúc này, các vi khuẩn gây viêm chưa được tiêu diệt hoàn toàn tăng nguy cơ viêm nướu tái phát hoặc dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này.
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng. Cần dừng lại để theo dõi tình trạng sức khỏe và đến cơ sở y tế thăm khám nếu cần thiết.
- Bên cạnh việc uống thuốc, cần kết hợp các biện pháp chăm sóc răng miệng và kiêng khem ăn uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin chung để giải đáp thắc mắc viêm lợi trùm uống thuốc gì tốt nhất. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong giải quyết các vấn đề về viêm lợi trùm.
Mọi chi tiết liên hệ
- Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
- Địa chỉ: 211 Phan Chu Trinh – TP. Buôn Ma Thuột
- Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
- Website: oreli.vn