Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Hiện nay, kinh tế mỗi gia đình ngày càng cao nên cha mẹ sẽ quan tâm tới vấn đề sức khỏe của con nhiều hơn. Niềng răng cho bé là vấn đề được các phụ huynh tìm hiểu nhiều nhất. Thế nhưng bé bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của phụ huynh về niềng răng ở bé.
Niềng răng là gì?
Niềng răng là giải pháp chỉnh sửa những chiếc răng khấp khểnh, răng bị hô móm nặng hay răng có kẽ hở răng lớn. Niềng răng sẽ giúp những tình trạng răng này trở nên đẹp, đều hơn, khuôn mặt trở nên cân đối. Hơn thế nữa có thể cải thiện được chức năng nhai tốt hơn.
Phương pháp niềng răng sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun điều chỉnh răng về đúng vị trí và cố định trên hàm. Việc niềng răng đều đạt hiệu quả cả răng người trưởng thành và răng bé. Việc xác định độ tuổi để áp dụng niềng răng cần thiết vì nó ảnh hưởng đến thời gian niềng răng.
Trường hợp phải niềng răng
Do yếu tố di truyền
Thường yếu tố di truyền là do cha, mẹ, ông, bà có xương hàm nhỏ hoặc răng quá nhỏ, hay quá to. Nhìn tổng quát hàm răng sẽ bị mất cân xứng về kích thước răng cũng như vị trí răng bị mọc lệch bén cung xương hàm
Do thói quen xấu
Đa số những trẻ em khi còn nhỏ sẽ có một vài thói quen xấu như mút tay, nghiến răng, đẩy lưỡi,… Đây là những thói quen xấu, về lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến răng gây lệch răng.
Bé mắc bệnh lý về răng
Các bệnh lý về răng miệng không những người trưởng thành gặp phải mà bé nhỏ cũng sẽ bị. Các bệnh lý mà bé nhỏ hay thường mắc phải là sâu răng, hay các bệnh nha chu khiến răng bị mất,… Các bệnh lý có thể khiến răng của bé sẽ bị xô lệch, mọc không đồng đều.
Răng sữa bị mất sớm
bé bị mất răng sữa sớm, vì vậy không có sự dẫn dắt của răng sữa nên răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ bị lệch. Ngoài ra bé thiếu chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm.
Khi răng bé bị mọc lệch lạc, hô, móm do di truyền. Nếu để lâu dài khuôn mặt sẽ bị mất đi sự cân đối, khiến nụ cười thiếu đi sự tự nhiên. Không chỉ vậy mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn, dẫn đến bất lợi cho sức khỏe răng miệng và bản thân của bé. Khi bé lớn lên điều này có thể khiến bé cảm thấy mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
Ngoài ra răng mọc lệch, khấp khểnh còn khiến quá trình nhai thức ăn của bé khó khăn hơn, không tốt đến hệ tiêu hóa. Còn có thể không phát âm được chuẩn, nói không rõ chữ. Dễ bị mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… hơn hàm răng bình thường.
Bé bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?
Trong khoảng thời gian khi trẻ còn nhỏ, đó là lúc cấu trúc xương đang trong quá trình phát triển để hoàn thiện. Lúc đó, việc điều chỉnh răng rất dễ uốn nắn đưa răng về đúng vị trí, để đều đặn hơn. Rút gọn được thời gian đeo niềng răng và dễ dàng đạt được hiệu quả mong muốn. Vậy bé bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? Về vấn đề này sẽ chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn đầu tiên, khi bé từ 7 tuổi – 9 tuổi
Sau quá trình kiểm tra và theo dõi tổng hợp răng bé. Bác sĩ sẽ dự phòng chữa răng lệch lạc, khớp cắn sâu, chéo về xương hàm,…Khi đó bác sĩ nha khoa sẽ tạo khoảng xương hàm phù hợp cho các răng vĩnh viễn mọc lên bằng những khí cụ phù hợp.
Giai đoạn thứ hai, khi bé được 12 tuổi – 13 tuổi
Sang giai đoạn này, xương hàm của bé đã phát triển vững vàng, răng vĩnh viễn cũng đã mọc đầy đủ. Lúc này cần can thiệp điều chỉnh răng bằng phương pháp niềng răng. Giai đoạn điều trị này cần phải đạt được mục tiêu di chuyển và sắp xếp lại răng để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Thời gian để niềng răng khoảng 18 tháng.
Đôi khi những răng lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm được nắn chỉnh đúng thời điểm là điều kiện mang lại sự phát triển toàn diện cho hàm răng.
Điểm khác nhau giữa niềng răng người lớn và niềng răng bé
Niềng răng khi còn bé không cần phải nhổ răng. Do cấu trúc xương hàm mềm dễ di chuyển, không gây đau đớn. Thời gian niềng răng cho bé sẽ nhanh hơn và đạt được hiệu quả cao hơn. Vì thế răng sau khi niềng khi còn bé sẽ ổn định được lâu hơn.
Khi niềng răng cho người lớn đa số sẽ phải nhổ bỏ răng để tạo khoảng trống cắm mắc cài niềng răng. Tùy theo thể trạng, tình hình răng, sức khỏe răng miệng của mỗi người mà thời gian niềng răng kéo dài hoặc ngắn. Khi trưởng thành, xương hàm đã trở nên cứng vì thế việc di chuyển răng cũng rất khó khăn. Dẫn đến kết quả niềng răng cũng trở nên bị ảnh hưởng ít nhiều.
Như vậy ngoài tác dụng của niềng răng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt của trẻ, giúp trẻ có thể tự tin nói cười, niềng răng còn có thể bảo vệ được các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra. Vấn đề mà phụ huynh quan tâm là bé bao nhiêu tuổi thì niềng răng được? đã được giải đáp ở bài trên. Mong rằng những thông tin sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ.