Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Răng hô làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ khi giao tiếp. Vậy bị hô hàm có niềng răng được không ? Niềng răng hô có phải nhổ răng không ? Nha khoa Oreli sẽ cho bạn câu trả lời ngay bên dưới đây nhé !
Như thế nào là răng bị hô ?
Răng hô là tình trạng răng, xương hàm bị nhô ra phía trước quá nhiều. Tương quan giữa 2 hàm không đạt chuẩn khớp cắn.
Răng hô được chia thành 3 loại
Hô do xương hàm: dấu hiệu nhận biết xương hàm phát triển quá mức so với cấu trúc xương trên khuôn mặt. Làm cho xương hàm bị nhô ra, gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.
Hô do răng: dấu hiệu nhận biết là răng không mọc theo phương thẳng đứng, bị chìa ra ngoài nhiều.
Do cả răng và xương: đây là tình trạng có 2 dấu hiệu nhận biết hô do xương hàm và răng.
Một số nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất:
Do chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển răng. Nhất là ở trẻ em.
Trong giai đoạn mọc răng, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không đủ canxi, vitamin, khoáng chất. Khả năng sẽ bị thiếu sản men răng, sứt mẻ và mọc răng không đúng thời điểm, mọc lệch. Gây nên tình trạng hô hàm.
Hô hàm do di truyền
Có đến 70% bệnh nhân răng bị hô là do di truyền. Nếu bố, mẹ bị hô thì con cái cũng có khả năng bị như thế. Nhưng mức độ có thể nặng nhẹ khác nhau.
Xương hàm và răng phát triển mất cân đối
Nếu cung xương hàm phát triển quá hẹp, không đủ chỗ cho răng mọc lên. Khiến cho răng mọc chen chúc, lộn xộn và bị chìa ra ngoài. Gây nên tình trạng bị hô hàm.
Quá trình phát triển cấu trúc hàm bị sai lệch
Cấu trúc xương hàm bị biến đổi theo thời gian từ trẻ cho đến khi trưởng thành. Nếu xương hàm phát triển quá mức, không hài hòa với tổng thể khuôn mặt sẽ gây nên tình trạng hô hàm.
Các thói quen xấu phát triển trong giai đoạn mọc răng
Thói quen ngậm ti giả, đẩy lưỡi, mút ngón tay, … ở trẻ nhỏ tưởng vô hại nhưng nó có thể khiến răng trẻ bị hô. Do khi mới mọc, răng còn yếu và dễ bị tác động. Nếu các thói quen xấu cứ lặp đi lặp trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng hô nghiêm trọng.
Bị hô hàm có niềng răng được không ?
Bị hô hàm có niềng răng được không là thắc mắc của nhiều người. Nhưng không phải trường hợp nào bị hô cũng khắc phục được. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị hô sẽ có phương án điều trị khác nhau.
Nếu bị hô do răng thì khắc phục bằng cách niềng răng.
Răng hô do hàm thì cần phải phẫu thuật hàm để chỉnh cấu trúc xương về đúng chuẩn.
Răng bị hô do cả răng và hàm. Lúc này cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật để khắc phục triệt để.
Răng bị hô có thể niềng 1 hàm được. Nhưng trong trường hợp hàm dưới mọc đều, khớp cắn chuẩn để khi niềng hàm trên được di chuyển về đúng vị trí chuẩn khớp cắn.
Nhưng chỉ có 1 số ít trường hợp có thể niềng 1 hàm. Đa phần sẽ phải niềng 2 hàm để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai tốt.
Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về việc bị hô hàm có niềng răng được không. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết nhất và có lộ trình điều trị cụ thể. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới đây nhé !