Sâu răng hàm dưới là một bệnh lý khá phổ biến ở nhiều người hiện nay. Nó không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ, gây khó khăn cho việc ăn nhai hằng ngày. Sâu răng hàm dưới còn là nguyên nhân hàng đầu gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. Vậy bị sâu răng hàm dưới nên làm gì? Bạn hãy xem ngay bài viết bên dưới đây.
Sâu răng hàm dưới là gì?
Sâu răng hàm dưới là một bệnh lý răng miệng. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng này chính là những lỗ nhỏ hoặc vết sâu đen xuất hiện trên thân răng, mặt nhai hoặc khe giữa hai răng.
Một số trường hợp sâu răng nặng còn gây cho người bệnh cảm giác đau buốt, nhức nhối. Đặc biệt là khi ăn uống phải các loại thức ăn có vị cay, nóng hoặc lạnh….
Tại sao phải điều trị sâu răng hàm dưới càng sớm càng tốt?
Điều trị sâu răng hàm dưới càng sớm càng tốt là khuyến cáo chung của các chuyên gia nha khoa dành cho tất cả mọi người. Bởi vì:
Sâu răng chính là nguyên nhân hàng đầu gây phá hủy các mô răng liên kết. Sâu răng hàm dưới không được phát hiện và điều trị kịp thời, các vết sâu sẽ lan rộng dần đến ngà răng và tủy răng. Từ đó gây nên nhiều biến chứng xấu: viêm nha chu, áp xe răng, nhiễm trùng máu…
Sâu răng hàm dưới có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Gây khó khăn cho việc chăm sóc răng miệng và ăn uống hằng ngày.
Răng hàm dưới bị sâu sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng hôi miệng, khiến bạn thiếu tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.
Ngoài ra, sâu răng hàm dưới còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như: tim mạch, hô hấp, tiểu đường, viêm cầu thận, viêm nội khớp…
Xem thêm: Hàn răng sâu và những lưu ý cần biết
Bị sâu răng hàm dưới nên làm gì ?
Tốt nhất là gặp nha sĩ ngay khi có dấu hiệu khó chịu. Sâu răng khi được phát hiện sớm, có thể được trám kín sớm thì thường ít đau đớn và chi phí thấp.
Khi sâu răng đã tiến triển đến giai đoạn viêm tủy. Lúc này, đòi hỏi các phương pháp điều trị phức tạp hơn và tốn kém hơn.
Nên khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ phát hiện sớm các răng bị sâu. Ngay cả khi chưa có triệu chứng cơ năng để xử trí sớm trước khi sâu ăn vào tủy.
Nếu không may khi tới với nha sĩ chiếc răng hàm của bạn đã bị sâu vào tủy. Bạn sẽ được tiến hành điều trị theo các quy trình phù hợp nhất.
Tủy răng bị nhiễm trùng thường được điều trị bằng thủ thuật điều trị tủy hay còn gọi là điều trị nội nha. Bước đầu tiên là phẫu thuật lấy bỏ tủy từ bên trong răng. Bác sĩ sẽ làm sạch tủy buồng và tủy chân và trám đầy lại bằng chất hàn tủy. Bước cuối cùng là hàn kín răng để không vi khuẩn tiếp tục xâm nhập. Sau đó, bạn có thể lựa chọn một chất liệu phù hợp làm chụp răng để bảo vệ răng. Và khôi phục hình dáng giải phẫu để tái lập chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.
Nếu tuỷ bị nhiễm khuẩn không được điều trị, áp xe có thể hình thành. Điều này xảy ra khi nhiễm trùng phát triển và vi khuẩn rò rỉ ra khỏi buồng tủy vào khoảng trống giữa răng và xương hàm.
Xem thêm: Nhổ răng hàm sâu hết bao nhiêu tiền ở Buôn Ma thuột
Một vùng sưng đau sẽ hình thành trên nướu tương ứng răng bị nhiễm trùng. Trường hợp nghiêm trọng, nhiễm trùng có thể lan đến xương hàm, tai, xoang hoặc cổ. Trường hợp hiếm gặp, nghiêm trọng, bệnh nhân thậm chí có thể bị nhiễm trùng huyết.
Tuy nhiên, khi bị sâu răng hàm dưới. Chúng ta đều có thể đề phòng và xử trí sớm để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, hạn chế ảnh hưởng chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, tăng cường sức khỏe răng miệng.
Trên đây là một vài thông tin về việc bị sâu răng hàm dưới nên làm gì. Hy vọng đã mang lại kiến thức bổ ích dành cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn thì hãy liên hệ ngay với nha khoa Oreli.
Mọi chi tiết liên hệ
- Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
- Địa chỉ: 211 Phan Chu Trinh – TP. Buôn Ma Thuột
- Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
- Website: oreli.vn