Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Mất răng là một vấn đề không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân có thể do chấn thương, sâu răng, bệnh lý tủy răng, bệnh quanh răng …
Mất răng dù ít hay toàn bộ đều đem lại những khó khăn trong việc ăn nhai và thẩm mỹ. Nhưng với sự phát triển của nha khoa hiện đại, răng bị mất có thể được phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tùy theo tình trạng răng miệng của bệnh nhân và số lượng răng bị mất, nha sĩ sẽ đưa ra những giải pháp điều trị cụ thể.
Các phương pháp điều trị mất răng được gọi là phục hình răng (răng giả).
Có 2 loại phục hình khi mất răng là phục hình cố định và phục hình tháo lắp.
1. Phục hình cố định
Đây là hình thức mà răng giả được gắn cố định, không cần tháo ra lắp vào. Nó được làm bằng kim loại, nhựa hoặc sứ và gắn lên trên các răng, chân răng còn lại hoặc gắn trên trụ cấy trong xương hàm.
Loại phục hình này thường chỉ áp dụng cho các trường hợp mất không quá nhiều răng (lý tưởng là 1 -2 răng liền nhau). Hai hình thức thông dụng nhất hiện nay đó là cầu răng và cấy ghép răng.
Cầu răng
Cầu răng là hình thức răng giả thay thế được gắn chắc lên ít nhất hai răng thật (được gọi là răng trụ) ở hai đầu khoảng mất răng. Các răng trụ cần phải có độ vững chắc để giữ cho cầu răng ổn định và số răng bị mất phải có hệ số nhai nhỏ hơn hoặc bằng các răng trụ, việc này sẽ được các bác sĩ tính toán trước khi quyết định điều trị.
– Trường hợp cầu răng cơ bản nhất (có 2 răng trụ) bác sĩ sẽ mài bớt 2 răng thật ở hai đầu khoảng mất răng. Sau đó làm một cầu răng giả 3 đơn vị bao gồm: 1 đơn vị răng ôm vào răng trụ phía trước, 1 đơn vị răng ôm vào răng trụ phía sau, 1 đơn vị răng thay thế răng bị mất; tạo thành một nhịp cầu và được gắn vào răng nhờ xi măng nha khoa.
– Trường hợp cầu răng có nhiều răng trụ hơn, cách làm cũng tương tự, nhưng số răng thật ở 2 đầu khoảng mất răng sẽ tăng lên, tạo thành các cầu răng 4 hoặc 5 đơn vị.
– Đối với các trường hợp mất nhiều răng liên tiếp hoặc không còn răng phía xa, chỉ định làm cầu răng cũng rất hạn chế.
Cấy ghép nha khoa (Implant)
Implant là một trụ hợp kim Titanium có khả năng tương hợp sinh học tốt với cơ thể, được cấy ghép vào xương để thay thế nhiệm vụ của chân răng. Nó nâng đỡ cho chụp răng, cầu răng hoặc một hàm giả tháo lắp, thay thế cho răng đã mất.
Loại phục hình này đem lại kết quả tương đối giống với răng thật của bệnh nhân, tuy nhiên kết quả điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng xương hàm, tình trạng răng miệng, tình trạng toàn thân (bệnh tim mạch, tiểu đường, hút thuốc…) và khả năng tài chính của bệnh nhân.
Còn được gọi là hàm giả tháo lắp được dùng để thay thế nhiều răng mất trên một hàm. Hàm giả tháo lắp gồm 1 nền hàm và 1 số răng phía trên. Khi mang hàm giả tháo lắp bạn có thể tháo ra để chải rửa vệ sinh hàm giả và răng thật sau khi ăn.
Ưu điểm của loại hàm này là không cần phải mài răng, một số loại có thể thêm răng khi cần (hàm khung), chi phí rẻ hơn phục hình cố định khá nhiều.
Nhược điểm của hàm giả là hình dáng cồng kềnh, khó thích nghi ngay khi mới sử dụng. Ở một số bệnh nhân nhạy cảm, khi lắp hàm giả có thể đè lên nướu gây đau, vướng, cộm.
Đồng thời việc sử dụng hàm tháo lắp cũng cần thời gian để làm quen và chỉnh sửa để tạo sự thoải mái nhất cho bệnh nhân.
Hiện nay tùy theo vật liệu làm nền hàm và răng người ta phân ra làm nhiều loại hàm giả tháo lắp:
– Theo vật liệu làm nền hàm có hàm giả tháo lắp nền nhựa cứng, nền nhựa dẻo (biosoft) và hàm khung (nền hàm bằng kim loại đảm bảo vững chắc hơn so với nền nhựa).
– Theo chất liệu của răng thì có các loại răng nhựa, kim loại, sứ.
Nỗi lo mất răng hoàn toàn được giải quyết nhờ rất nhiều phương pháp phục hồi đảm bảo thẩm mỹ và chức năng.
Comments
[…] »»» Xem thêm: Các lựa chọn phục hình khi bị mất răng […]