Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Sau khi lấy tủy bị thương tổn, sẽ tiến hành phục hồi chiếc răng đó bằng cách đóng chốt – đây là giai đoạn quan trọng. Chốt răng có chức giúp cho răng phục hồi khỏe hơn, bền vững hơn. Cắm chốt chỉ áp dụng khi răng đã được điều trị tủy tốt. Vậy cắm chốt răng có đau không? Các bạn cùng tìm hiểu phương pháp trong bài viết dưới đây.
Phương pháp cắm chốt răng là gì?
Cắm chốt răng là phương pháp nha sĩ sẽ đưa một chốt hình trụ nhân tạo dài vào ống tủy. Để cắm chốt chân răng nhằm phục hồi lại hình dạng răng bị gãy, vỡ. Chốt răng có thể giúp tăng cường thêm sự vững chắc của răng, giúp răng hồi phục sẽ bền vững hơn.
Sau khi răng đã được cắm chốt thì phần thân răng sẽ được trám hoặc được bọc bằng vật liệu như sứ, nhựa composite, ionomer thủy tinh,…
Các loại chất liệu chốt mà các nha sĩ hay sử dụng thép không gỉ, titan. Hiện nay có nhiều loại vật liệu hơn, phù hợp với sự thẩm mỹ hơn chốt sợi carbon, sợi thủy tinh,… Mỗi loại sẽ có những ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể được bác sĩ tư vấn.
Vì sao nên cần đóng chốt cho răng đã được chữa tủy ?
Đóng chốt răng là phần quan trọng có tác dụng như:
Phần cùi răng được tái tạo liên kết với mô chân răng, nhờ điều này mà khi nhai, lực nhai có thể dễ dàng đi xuống chân răng.
Tăng độ vững chắc cho chân răng khi cắn phải đồ ăn cứng, răng sẽ không bị gãy, vỡ thêm.
Tăng độ bền cho miếng trám thân răng sử dụng lâu hơn.
Răng như thế nào cần thực hiện tái tạo răng có chốt
Đối với những răng cần phải thực hiện gắn chốt tái tạo răng như những răng bị vỡ, bị mất. Còn lại một nửa răng hoặc là thậm chí những răng chỉ còn lại chân răng vẫn có thể phục hình lại được cả chiếc răng.
Nên bạn không cần phải quá thất vọng nếu như răng của mình không may bị vỡ, bị mẻ, bị sâu, không thể sử dụng được. Các phương pháp hiện đại này có thể vẫn mang lại cho bạn một chiếc răng mới vô cùng hoàn hảo miễn là răng của bạn vẫn còn đủ chân răng khỏe mạnh.
Hãy đến liên lạc với những cơ sở phòng khám nha khoa uy tín để có thể sớm phục hồi lại được cho chiếc răng của bạn, nếu để lâu sẽ phải nhổ bỏ.
Khi cắm chốt răng cần phải khoan rộng ống tủy để cắm thẳng trực tiếp nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị đau. Nếu như bạn có hỏi cắm chốt răng có đau không thì câu trả lời sẽ là có nhé.
Tuy nhiên trong thời điểm nha sĩ cắm chốt răng sẽ tiến hành gây tê cục bộ vào nướu, cho nên trong toàn bộ cắm sẽ không gây đau đớn. Sau khi thuốc tê hết sẽ là lúc bạn cảm nhận bị ê buốt hoặc nhức. Tuy nhiên cơn đau này sẽ không kéo dài.
Việc cắm chốt cần phải tiến hành bởi nha sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao để giảm bớt được đau nhức. Và kết quả đóng chốt phải đảm bảo:
Việc chăm sóc thân răng sau khi phục hồi khá cần thiết để kéo dài tuổi thọ
Tạo thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm. Sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng, súc miệng nước muối sau khi đánh răng để ngăn ngừa vi khuẩn.
Khám nha sĩ thường xuyên. Nên đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng của mình để có thể xử lý những vấn đề nghiêm trọng về răng miệng.
Nếu như răng phục hồi có gặp vấn đề như nướu chân răng bị chảy máu, bị sưng tấy, vết cắn bị vướng không tự nhiên thì lập tức đến gặp nha sĩ để xử lý kịp thời.
Sau những thông tin trên hi vọng bạn sẽ tự tin hơn nếu như răng của bạn có vấn đề bị sâu, mẻ, gãy vỡ. Bởi vì răng của bạn sẽ hoàn toàn có thể phục hồi lại được như cũ. Cùng với tay nghề chuyên môn cao, cẩn thận, nha sĩ của Oreli sẽ giúp bạn có lại được nụ cười tự tin hơn.