Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Sau khi bác sĩ đã nhổ một đến hai chiếc răng sữa của bé, bé sẽ cảm thấy đau từ đó sẽ khiến cho tâm lý của bé sợ hãi việc nhổ răng. Vì thế, bạn nên tìm hiểu cách để xử lý cơn đau và giúp bé hết khó chịu do nhổ răng gây ra. Như vậy, trong bài viết này sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Lưu ý những gì khi bé vừa nhổ răng?
Với trường hợp răng sữa đến tuổi thay đã lung lay thì việc nhổ răng sữa là điều rất bình thường và nhẹ nhàng. Sau nhổ răng bé cũng sẽ không hề cảm thấy đau hay khó chịu gì, mọi hoạt động đều diễn ra như bình thường.
Răng sữa bị sâu, viêm tủy, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì nên nhổ bỏ răng sữa cho bé để không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn và các răng bên cạnh, thì khi nhổ những chiếc răng này, bé sẽ cảm thấy đau và khó chịu.
Hãy chăm sóc răng miệng bé luôn sạch sẽ để giảm nguy cơ viêm nhiễm. Cần chuẩn bị sẵn những miếng gạc vô trùng, túi chườm đá, nước muối ấm và đặc biệt bố mẹ nên chuẩn bị cho con thức ăn mềm.
Đến tuổi thay răng sữa ở trẻ là từ 6 – 12 tuổi, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến khám răng định kỳ tại nha khoa. Bác sĩ sẽ theo dõi quá trình thay răng, chủ động nhổ răng và điều chỉnh những sai lệch khi thấy cần thiết.
Sau khi nhổ răng xong nên hạn chế để bé hoạt động gắng sức trong vòng hai giờ đầu. Bé sẽ chảy máu một chút sau khi nhổ răng, hãy động viên bé cắn miếng bông gạc ít nhất 45 phút, đồng thời nuốt nước bọt. Thay miếng gạc mới nếu vẫn còn rỉ máu hoặc bỏ miếng gạc đi nếu máu ngừng.
Hãy cho bé uống thuốc giảm đau mà nha sĩ đã kê toa trước đó. Bạn cũng nên áp túi chườm đá vào bên mặt bé bị nhổ răng vì có thể giúp bé giảm sưng. Không nên cho bé súc miệng mạnh hoặc nhai thức ăn cứng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng và không nên cho bé uống đồ uống nóng nào sau khi nhổ răng xong.
Để vệ sinh sau khi ăn, bạn nên cho bé súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm. Sau đó tiếp tục đánh răng thật nhẹ nhàng nhưng cũng tránh để lông bàn chải chạm đến chỗ vừa nhổ.
Thưởng cho bé ăn vặt như rau câu, sữa chua hoặc bánh pudding để bé cảm thấy được động viên, sau này nhổ răng bé sẽ không còn sợ nữa. Vào ngày đầu hãy cho bé ăn những đồ mềm như cháo hay súp,….
Sau khi nhổ răng được 24h hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm nướu. Chải răng nhẹ nhàng và tránh đánh răng đến chỗ vùng răng mới nhổ, sử dụng bàn chải lông mềm với kem đánh răng có chứa hàm lượng flour ít. Cho trẻ tập súc miệng nước muối ấm để sát khuẩn.
Vào ngày thứ hai sau khi nhổ, bé có thể ăn những loại khác như trứng tráng, tránh cho bé ăn những thức ăn cứng và dài vì có thể bé sẽ không nhai dễ dàng được. Bên cạnh đó hãy khuyến khích bé uống nhiều nước để tốt cho sức khỏe răng miệng.
Với những chia sẻ trên hy vọng bố mẹ có thêm thông tin hữu ích về chăm sóc bé khi răng sữa nhổ xong làm gì?
Chăm sóc răng miệng bé thật tốt để hạn chế tối đa những bệnh lý có thể làm tổn thương đến răng sữa của bé là việc ba mẹ nên làm. Sau khi phải nhổ bỏ răng cho bé, ba mẹ hãy học cách chăm sóc và giữ gìn hàm răng cho bé tránh bị viêm nhiễm nhé.