Răng, tóc là một góc của con người, khi sở hữu một hàm răng sáng đều, đẹp tự nhiên thì không ai lại không mơ ước. Không những thế hàm răng đẹp còn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.
Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày vô cùng quan trọng nhưng vẫn chưa đủ, mà còn phải định kỳ đi kiểm tra khám răng định kỳ hàng năm.
Chúng ta thường nghĩ rằng việc đánh răng 2 – 3 lần/ngày là sạch, giúp răng chắc khỏe rồi.
Nhưng trên thực tế đó chỉ là những biện pháp căn bản để làm sạch răng.
Việc khám định kỳ tại Nha Khoa Oreli giúp cho răng khỏe, giảm thiểu rất nhiều chi phí cho lấy cao răng, tẩy trắng răng, chỉnh răng… sau này.
Nhiều người chủ quan cho rằng hàm răng của tôi vẫn còn tốt, không bị làm sao thì cần gì phải đi kiểm tra.
Có nhiều người nói: tôi sợ đau, sợ chảy máu, tôi không thích tới nha sĩ, thấy không cần thiết, mất thời gian…
Điều đó dễ hiểu tại sao Việt Nam có tới 90% người dân mắc các bệnh về răng miệng (Nguồn: Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam).
Khi tới nha sĩ thường là trong tình trạng xấu: cao răng bám nhiều, viêm lợi , sâu răng, viêm sưng nặng nề…bởi không ai đi lấy cao răng, tẩy trắng răng hay đi khám răng định kỳ hàng năm.
Giữ răng và nướu của bạn khỏe mạnh: Mỉm cười với sự tự tin.
Lý do chính bạn đến nha sĩ là để giữ cho răng của bạn trong tình trạng tuyệt vời.
Răng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, phát âm và hình ảnh của bạn.
Một chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng đầy đủ như đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn hầu hết các vấn đề về răng.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để tránh khỏi một số vấn đề khác về răng miệng.
Một chuyến viếng thăm bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những nguy cơ về sâu răng và các bệnh về nướu khác.
Bao lâu nên đến nha sĩ 1 lần?
Trẻ em và người lớn nên đi kiểm tra ít nhất 6 tháng 1 lần. Những người có nguy cơ lớn hơn về các bệnh răng miệng như hút thuốc lá, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường… thì nên đến nha khoa để kiểm tra thường xuyên hơn.
Các bước khám răng thông thường
- Khám nha chu – kể cả lợi và các túi cùng của răng.
- Kiểm tra độ lung lay của răng.
- Khám niêm mạc.
- Kiểm tra nước bọt (hoặc thiếu nước bọt).
- Kiểm tra khớp cắn.
- Xem răng có bị sâu hay không.
- Khám xem miếng trám có bị bể ra hay không.
- Kiểm tra độ mòn của bề mặt răng
- Kiểm tra các thiết bị đặt trong miệng và có thể tháo ra được.
- Kiểm tra sự khớp răng.
Các bước làm sạch răng (điều trì phòng bệnh răng) thông thường
- Kiểm tra độ sạch của miệng.
- Lấy cao răng.
- Ðánh bóng răng.
- Xỉa răng bằng chỉ nha khoa.
Sau khi hoàn tất việc khám răng, nha sĩ sẽ vạch ra kế hoạch điều trị chi tiết, nếu cần, và cho biết khi nào bạn cần đến tái khám. Nếu ngăn ngừa bệnh răng lợi theo cách này cũng như làm theo chế độ chăm sóc kỹ lưỡng răng tại nhà thì sẽ bảo đảm là răng miệng được khỏe mạnh, những vùng sâu răng hoặc viêm nhiễm mà không thể được nhìn thấy bằng việc thăm khám thông thường .
Phòng ngừa và phục hồi.
Với rất nhiều tiến bộ trong nha khoa, bạn sẽ không còn phải lo lắng nhiều về các vấn đề như răng đổi màu, răng bị mất hoặc răng bị biến dạng.
Các nha sĩ ngày nay cung cấp nhiều lựa chọn mà có thể giúp bạn duy trì một nụ cười tươi sáng, bao gồm làm trắng răng chuyên nghiệp và thay thế răng đã mất bằng công nghệ cấy ghép Implant và chỉnh nha bằng những khí cụ thẩm mỹ.
Hành động cần làm giữa những đợt thăm khám răng miệng
Luôn chú ý chăm sóc răng và nướu răng giữa những đợt kiểm tra răng định kỳ. Mảng bám luôn luôn hình thành không ngừng trên răng của các bạn, nhưng các bạn có thể làm sạch chúng bằng cách đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng hàng ngày.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp chăm sóc răng miệng hiệu quả
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
- Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa chất flo-rua (fluoride).
- Lấy chỉ làm sạch kẽ răng tối thiểu một lần mỗi ngày.
- Dùng nước Listerine hay nước muối Natri Clorid 0.9% súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trên mảng bám. Việc này đồng thời cũng giúp các bạn có hơi thở thơm tho.
Yêu cầu một cuộc hẹnXĐặt lịch hẹn với Oreli
Các dịch vụ bạn có thể quan tâm
- Sàng lọc ung thư miệng
- Chăm sóc răng tại nhà
- Phòng ngừa bệnh răng miệng ở phụ nữ mang thai
- Phòng ngừa bệnh răng miệng ở người cao tuổi
- Khám răng định kỳ