Nụ cười hở lợi quá nhiều làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến bạn kém tự tin khi giao tiếp. Vậy cười hở lợi điều trị như thế nào.
1. Cười hở lợi là gì ?
Cười hở lợi là tình trạng lợi bị bộc lộ quá nhiều khi cười và tỉ lệ giữa răng và lợi không tương ứng với nhau.
Mặc dù cười hở lợi không gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, thậm chí được coi là một tình trạng bình thường về giải phẫu tuy nhiên lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ và giao tiếp.
Đa phần người cười hở lợi đều có nhu cầu thay đổi nụ cười của mình bằng cách này hay cách khác, thậm chí cả việc cười mỉm đề hạn chế hở lợi khi cười.
Mức độ hở lợi là mối tương quan giữa môi và lợi. Thông thường khi bệnh nhân cười “hết cỡ” đường viền của môi trên so với đường viền lợi của vùng răng phía trước lớn hơn 3mm, được gọi là cười hở lợi.
Để điều trị hiệu quả, trước tiên nha sĩ phải tiến hành xác định chính xác căn nguyên gây ra cười hở lợi.
2. Các nguyên nhân cười hở lợi
Có ít nhất 7 nguyên nhân cười hở lợi khác nhau, và nếu không chẩn đoán chính xác, quá trình điều trị sẽ thất bại.
- Môi trên ngắn, không bao phủ hết lợi và các răng hàm trên.
- Môi di động quá nhiều
- Xương hàm trên phát triển quá mức theo chiều đứng (cành ngang xương hàm dưới ngắn và quá phát xương hàm trên).
- Độ cắn chìa phía trước lớn.
- Mòn răng
- Răng không được bảo phủ hết bởi xương.
- Mọc thụ động (lợi không che khi bệnh nhân trưởng thành)
3. Phân độ cười hở lợi
Cười hở lợi được phân độ dựa trên thang điểm cười hở lợi. Thang điểm này dựa trên tỉ lệ phần trăm mô lợi bộc lộ so với chiều cao thân răng. Cười hở lợi có 4 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.
a. Mức độ nhẹ
Nếu như tỉ lệ mô lợi lộ ra khi cười so với chiều dài thân răng (Mô lợi/thân răng) < 25%.
b. Mức độ trung bình
Nếu như tỉ lệ Mô lợi/thân răng chiếm từ 25 – 50%.
c. Mức độ nặng
Nếu như tỉ lệ Mô lợi/ thân răng chiếm từ 50 – 100%.
d. Mức độ rất nặng
Nếu như tỉ lệ Mô lợi/thân răng >100%.
Cười hở lợi có thể tác động tới tất cả các vùng của răng. Có thể gặp ở răng đơn lẻ hoặc một nhóm các răng hay toàn bộ răng, hở lợi ở nhóm răng trước hay nhóm răng sau.
Cười hở lợi có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên. Dù cười hở lợi thuộc loại nào, có thể áp dụng các phương pháp điều trị như sau:
4. Các phương pháp điều trị cười hở lợi
a. Chỉnh nha
Đánh lún răng trong trường hợp răng mọc quá mức, điều chỉnh về vị trí đúng để giúp loại bỏ cười hở lợi
b. Phẫu thuật nha chu
Kéo dài thân răng để lợi di chuyển về phía chóp răng, đặc biệt đối với các răng ngắn.
c. Phẫu thuật nắn chỉnh hàm
Di chuyển xương hàm trên về phía chóp răng. Áp dụng trong trường hợp các phương pháp trên không có hiệu quả, ví dụ như đối với các bệnh nhân có di động môi quá mức, có thể cần phối hợp nhiều phương pháp.
Khi các phương pháp truyền thống không hiệu quả, có thể áp dụng các phương pháp như sau:
d. Tiêm Botox
Có tác dụng làm giảm trương lực các cơ nâng môi trên, đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên, nó chỉ mang tính tạm thời và cần tiêm lặp lại 3-6 tháng mỗi lần.
e. Phẫu thuật đặt lại vị trí lợi
Cắt các cơ nâng môi. Đây là giải pháp vĩnh viễn và là một can thiệp không hồi phục.
Như vậy bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về cười hở lợi và cách khắc phục. Nếu có yêu cầu thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi tại Oreli.
Đặt lịch hẹn với Oreli
Có thể bạn quan tâm
- Ca cắt nướu điều trị cười hở lợi cho bạn nữ tại Oreli
- Cắt nướu làm dài thân răng lâm sàng
- Phẫu thuật tạo hình đường viền nướu
- Điều trị bệnh nướu
- Ghép nướu ghép mô liên kết