Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Niềng răng không chỉ mang lại sự thẩm mỹ và cải thiện được khuyết điểm của hàm răng mà chúng còn ảnh hưởng đến một phần nào tâm lý của người niềng răng. Đa số mọi người trước khi niềng răng đều lo lắng rằng gắn mắc cài niềng răng có đau không? Vậy để tìm hiểu được nỗi lo lắng này hãy cùng xem nội dung của bài viết dưới đây nhé.
Phương pháp niềng răng như thế nào?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng những dụng cụ như dây cung, mắc cài để có thể dịch chuyển răng về đúng vị trí trong một thời gian cố định. Kết quả cuối cùng của niềng răng dựa vào khớp cắn của hàm và tính thẩm mỹ của răng.
Lợi ích mang lại của việc niềng răng đảm bảo được 4 kết quả cuối cùng là mang lại tính thẩm mỹ, cải thiện được khuyết điểm của răng, bảo đảm khớp cắn chuẩn, phòng được các bệnh về răng miệng.
Một hàm răng có sức khỏe tốt là luôn thực hiện tốt các chức năng ăn nhai, giúp bạn có thể thoải mái ăn uống. Nếu bạn có thể ăn nhai thức ăn nhuyễn mà không có bất cứ khó chịu nào sẽ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Thực hiện việc niềng răng là một phương pháp tương đối phức tạp, yêu cầu phải có phác đồ điều trị chi tiết, bác sĩ thực hiện nên có nhiều kinh nghiệm. Việc chỉnh nha bằng niềng răng có liên quan đến cấu trúc của xương hàm và xử lý răng trên cung xương hàm đều đòi hỏi một quy trình thật chuẩn và đúng. Máy móc thiết bị phải đạt chất lượng an toàn.
Thông thường khi bắt đầu gắn mắc cài sẽ không đau. Tuy nhiên sau khoảng thời gian 2 giờ từ khi gắn sẽ bắt đầu ê buốt. Tình trạng này sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày sau hoặc hơn. Sau vài ngày đã quen với việc đeo mắc cài thì bạn sẽ cảm giác này sẽ giảm dần rồi hết.
Sau khi gắn mắc cài bạn cần đi tái khám đúng theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi lần đến bác sĩ sẽ siết lực kéo của mắc cài cho phù hợp giúp răng về đúng vị trí.
Ban đầu khi niềng răng về bạn nên ăn những món ăn mềm như món luộc, cháo, súp và bổ sung thêm vitamin từ rau củ. Nên uống nước ép trái cây trực tiếp. Không nên ăn những loại đồ ăn quá cứng hoặc dai để tránh gây tổn thương cho răng. Tránh tác động mạnh gây làm lệch mắc cài.
Chườm đá giảm đau
Một trong những cách giảm đau hiệu quả là bạn có thể sử dụng đá để chườm phía bên ngoài răng sau mỗi lần siết răng. Hoặc bạn có thể dùng nước muối ấm ngậm trong miệng trong một vài phút để giảm cơn đau cũng như hạn chế bị miệng viêm.
Như vậy bài viết trên đã cung cấp thêm thông tin về gắn mắc cài niềng răng có đau không? Và cách để giảm cơn đau do mắc cài mang lại. Để thực hiện niềng răng nhẹ nhàng, hạn chế được những cơn đau bạn nên tìm đến những cơ ở nha khoa uy tín để thực hiện. Hãy liên lạc ngay với Oreli chúng tôi sẽ tư vấn và mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất.