Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant đây là phương pháp không quá xa lạ với những người khi bị mất toàn bộ răng. Để tìm hiểu rõ về phương pháp ghép xương trong cấy ghép Implant này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant là gì?
Ghép xương trong cấy ghép Implant là một kỹ thuật bắt buộc sử dụng, trong những trường hợp phải tái tạo phần xương hàm đã bị tiêu biến. Nhằm khôi phục lại thể tích xương hàm đạt điều kiện nâng đỡ trụ Implant.
Thời gian để làm phẫu thuật ghép xương trong cấy ghép Implant sẽ được thực hiện trước khi đặt trụ Implant từ 9 – 12 tháng. Đảm bảo xương ghép ổn định, đủ chắc chắn để giữ được Implant, không gây ra biến chứng cho răng miệng.
Trường hợp được chỉ định ghép xương
Do bẩm sinh mà mật độ xương hàm mỏng và yếu.
Do thời gian mất răng quá lâu mà không chữa trị, răng xương hàm bị tiêu biến.
Do di chứng của các cuộc phẫu thuật khác hoặc bị chấn thương nặng.
Trường hợp không được chỉ định để ghép xương
Người bị mất toàn bộ răng ở hàm.
Người bị mắc bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch, ung thư, máu không đông,…
Người bị nghiện các chất kích thích.
Người đang bị bệnh lý về răng miệng.
Ưu điểm ghép xương trong cấy ghép Implant
Cải thiện được hàm răng dù là đã bị mất răng lâu năm, răng bị tiêu xương.
Khuôn mặt không bị biến dị do thay đổi cấu trúc xương.
Nhược điểm ghép xương trong cấy ghép Implant
Do cấy ghép xương nên xương rời rạc, không có độ kết dính cao. Vậy nên cơ chế lành vết thương bị chậm.
Độ cứng của xương nhân tạo không cứng cáp như xương thật.
Phần nướu sẽ bị chuyển sang màu thâm, bị mất thẩm mỹ.
Ghép xương trong cấy ghép Implant có nguy hiểm không?
Trong bất cứ trường hợp phẫu thuật nào cũng có thể xảy ra rủi ro nguy hiểm nếu như trình độ của bác sĩ không đủ để thực hiện cuộc phẫu thuật. Vì thế, phẫu thuật ghép xương phải phụ thuộc vào tay nghề và trình độ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa.
Những biểu hiện sau khi thực hiện phẫu thuật
Sau phẫu thuật có thể sẽ bị chảy máu. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ ngừng chảy máu sau khoảng thời gian 30 phút.
Bị sưng nề. Trường hợp này người bệnh có thể chườm đá bên ngoài để hạn chế sưng lớn.
Bị sốt khoảng 38 độ C. Có thể sử dụng thuốc để hạ sốt nhưng phải có chỉ định của bác sĩ về điều kiện sử dụng thuốc nào.
Những biểu hiện bất thường cần được tái khám khẩn cấp
Chảy máu liên tục trong nhiều giờ mà không có dấu hiệu ngừng.
Nhiễm trùng vùng phẫu thuật. Phải đến nha khoa tái khám, bác sĩ sẽ theo dõi và kê đơn thuốc.
Đau nhức dữ dội nhiều ngày, uống thuốc giảm đau không tác dụng.
Vệ sinh răng miệng sau ghép xương trong cấy ghép Implant
Vào ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật ghép xương không được đánh răng hay súc miệng nước muối.
Những ngày kế tiếp chỉ súc miệng với nước muối loãng với nồng độ chlorhexidine vừa phải. Nếu nồng độ muối cao ảnh hưởng đến vùng phẫu thuật, khả năng lành vết thương chậm.
Không sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật thành công. Bởi vì có thể gây ra tình trạng chảy máu vết thương.
Tại vùng răng phẫu thuật không đánh răng trong vòng 1 tuần, chỉ sử dụng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng.
Tại những vùng răng không phẫu thuật vệ sinh răng miệng với bàn chải mềm, thao tác nhẹ nhàng. Không chải vào vùng cấy ghép xương.
Chế độ ăn uống sau ghép xương trong cấy ghép Implant
Sau phẫu thuật nên ăn những thức ăn nhẹ nhàng, mềm như cháo loãng, súp loãng trong 1 ngày. Có thể sử dụng ống hút để hút, hạn chế nhai.
Nên uống nhiều nước để vệ sinh răng trong ngày đầu tiên.
Những ngày tiếp theo không ăn những món ăn cứng, nóng hay quá dai. Không nhai vào khu vực phẫu thuật.
Sau 1 tuần trở nên có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên cần hạn chế việc nhai vào trong vùng được phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật cắn gạc cầm màu trong khoảng 30 – 60 phút để máu ngừng chảy.
Sau khi hết thuốc tê có thể chườm đá để giảm bớt cơn đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong 2-3 ngày sau phẫu thuật hãy gối cao đầu khi ngủ.
Không vận động mạnh, va chạm mạnh vào vùng vết thương phẫu thuật.
Thăm khám theo lịch hẹn đến bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của người bệnh.
Trên đây là những thông tin về ghép xương trong cấy ghép Implant. Để biết rõ về tình trạng răng miệng của mình bạn có thể đến cơ sở nha khoa uy tín Oreli để chúng tôi kiểm tra tình trạng của bạn và đưa ra được giải pháp phù hợp nhất.