Các bước cắm ghép Implant tức thì
- Implant sẽ được đặt ở trong huyệt ổ răng vừa nhổ hoặc tại một vị trí đã lành thương.
- Trụ (Abutment) thường là abutment màu giống răng (tooth-colored abutment) được gắn với Implant ở dưới và phía trên gắn răng tạm.
Thực tế Implant tức thì không chịu lực không có sự tiếp xúc tại các răng tạm ở vị trí khớp cắn trung tâm hay ở các vận động ra trước.
Thường được chỉ định cho các trường hợp mất răng đơn lẻ phía trước chứ không chỉ định cho trường hợp mất răng toàn bộ.
Chính vì lý do trên, mục đích của kỹ thuật này là để hạn chế tối đa các lực trong 8 tuần đầu cho tới khi có sự ổn định thứ phát nhờ sự tăng tiếp xúc giữa xương hàm và Implant. Tiếp theo là quá trình lành thương và làm phục hình sau cùng.
Tình trạng của bệnh nhân cũng như các kỹ năng của phẫu thuật viên là yếu tố quyết định sự thành công của quá trình điều trị Implant nói chung và Implant tức thì nói riêng.
Những yếu tố tác động tới việc chịu lực tức thì cũng như sự tích hợp xương đó là:
- Đặc điểm của Implant
- Chất lượng và số lượng xương
- Sự ổn định ban đầu.
Đặc điểm của Implant
Các hãng sản xuất Implant hiện nay không ngừng cải tiến thiết kế, tạo ra những Implant với bề mặt đặc biệt giúp tăng diện tiếp xúc, thúc đẩy nhanh quá trình hình thành xương.
Những rãnh xoắn giúp tăng diện tích bề mặt và kích thích xương phát triển. Thêm vào đó, hình dạng thuôn của Implant giúp đạt được sự ổn định ban đầu ở vùng xương quanh chóp.
Những cải tiến mới cũng cho phép việc cấy ghép Implant tại những vùng xương xốp mà vẫn đảm bảo sự ổn định ban đầu.
Chất lượng và số lượng xương
Thể tích và mật độ xương sẽ quyết định liệu Implant sẽ được cấy ghép ngay lập tức hay cần trì hoãn. Ví dụ sau khi nhổ răng, nếu vùng ổ nhổ thiếu xương hoặc chất lượng xương không tốt thì không thể tạo ra sự ổn định ban đầu tốt, khi đó cần được ghép xương.
Sau khi quá trình lành thương diễn ra (4-6 tháng), tiến hành cấy ghép Implant. Răng tạm sẽ được gắn tại thời điểm cấy Implant để chịu lực tức thì.
Trong quá trình phẫu thuật cấy implant tức thì, vật liệu ghép xương có thể được đặt giữa Implant và các thành của huyệt ổ răng.
Sự ổn định ban đầu
Sự ổn định ban đầu là chìa khóa quyết định liệu Implant nên hay không nên chịu lực tức thì. Implant cần được neo vững ở trong xương và chịu được lực xoắn vặn 35 Ncm mà không bị xoay trục.
Độ ổn định được tăng cường nhờ độ thuôn của Implant hoặc nhờ vào các rãnh xoắn, bề mặt tiếp xúc xương và độ dài Implant vừa đủ (tối thiểu 10-13mm).
Ostman và cộng sự chỉ ra rằng không có sự khác biệt về mức độ thành công khi so sánh phương pháp phẫu thuật hai thì đối với phương pháp cắm ghép Implant tức thì nếu độ ổn định ban đầu được thiết lập.
Độ ổn được đo bằng lực xoắn khi đưa vào và phân tích tần số cộng hưởng (Resonance Frequency Analysis).
RFA là phương pháp khoa học đo đạc độ ổn định ban đầu với giá trị tổi thiểu cần đạt được là 60 ISQ (Mức độ ổn định Implant) tại vị trí cắm ghép để có thể chịu lực tức thì.
Việc tạo hình lại mào xương ổ răng không phụ thuộc vào việc Implant có chịu lực hay không.
Đọc thêm: các hệ thống implant tức thì tại nha khoa Oreli
Một vài ưu và nhược điểm của Implant chịu lực tức thì
Ưu điểm
- Phẫu thuật một thì
- Thời gian điều trị ngắn do không cần che phủ Implant
- Làm được phục hình cố định tạm thời (Fixed provisionalization)
- Tạo hình được mô mềm theo hình dạng răng hơn là trụ liền thương (healing abutment) trong phẫu thuật hai thì.
Nhược điểm
Phẫu trường hạn chế và có thể có những mảnh vụn vật liệu trong quá trình sửa soạn abutment trong vùng phẫu thuật. Chính vì vậy, phần chuẩn bị abutment nên được tiến hành ngoài miệng.
Khi chỉnh lại phục hình, hạn chế để vật liệu acrylic dư rơi vào vùng phẫu thuật/ghép. Cuối cùng khi gắn cement, chú ý lấy bỏ tất cả lượng cement thừa.
Phức hợp quanh Implant
Cùng tìm hiểu về phức hợp quanh Implant và mối quan hệ giữa vị trí Implant, vi hở, sự ngắt/kết nối với abutment và vật liệu của abutment.
- Vi hở là những khoảng hở rất nhỏ (chỉ quan sát thấy trên kính hiển vi) tại vị trí nối của bề mặt Implant và trụ (abutment). Nó tạo điều kiện cho sự tích tụ và tăng sinh vi khuẩn, từ đó dẫn tới tiêu xương. Quá trình tiêu xương ổ răng sẽ xảy ra trong một năm đầu sau cắm ghép Implant, hậu quả là điểm tiếp xúc giữa Implant và xương sẽ ở dưới 1.5 – 2mm bờ của Implant. Sự tiêu xương này sẽ ngừng lại trong năm đầu một khi khoảng sinh học từ vị trí vi hở được thiết lập. Hậu quả tất yếu chính là sự tụt lợi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của phục hình.
- Khi cấy implant tức thì hay trì hoãn cần chú ý tới vị trí và mối tương quan của Implant với răng hoặc Implant kế cận theo 3 chiều không gian. Nếu vi phạm những nguyên tắc trên sẽ ảnh hưởng tới kích thước mô mềm, ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ sau cùng.
- Một vài tác giả cho rằng, kích thước bề ngang tối thiểu giữa các Implant kế cận được khuyến cáo là 3mm để bù trừ khoảng cách 1.3-1.4mm của sự tiêu xương xảy ra ở xung quanh chu vi của implant cắm ghép (hình 1). Kích thước ngang lý tưởng giữa răng và Implant cũng nên là 3mm nhưng theo tác giả Esposito kích thước tối thiểu có thể là 1.5mm (hình 2). Những con số này chính là sự mất răng mặt bên xảy ra quanh implant, nhưng không phải quanh răng. Nếu implant được đặt ở khoảng cách dưới 1.5mm so với răng kế cận, sự tiêu xương sẽ xảy ra ở khoảng kẽ giữa các răng, dẫn tới việc mất nhú lợi giữa các răng.
- Việc bảo tồn nhú lợi đóng một vai trò quan trọng để đạt được kết quả thẩm mỹ tối ưu. Các sợi trên mào xương ổ giữ cho nhú lợi ngang với bề mặt răng. Tuy vậy các sợi này không được gắn với implant. Do đó, ngay khi khoảng kẽ được bảo tồn, chiều cao trung bình của nhú lợi (tính từ mào xương ổ tới đỉnh nhú lợi) giữa răng và Implant là 5mm, trong khi đó ở giữa 2 implant là 3.4mm. Sự hạn chế về mặt sinh học xảy ra giữa 2 Implant có thể được xử lý bằng việc tăng diện tiếp xúc giữa 2 phục hình trên Implant.
Khi abutment tạm hoặc trụ lành thương được lấy ra để gắn phục hình sau cùng, niêm mạc đã hình thành trên bề mặt abutment sẽ mất đi sự liên tục.
Chính điều này dẫn tới sự tăng sinh biểu mô và tiêu xương. Việc gắn abutment tiêu chuẩn (abutment sau cùng) tại thời điểm cắm Implant sẽ loại bỏ nhược điểm trên và duy trì được sự gắn kết, từ đó tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn.
Khi xem xét, đánh giá các sự lựa chọn, phải hiểu rõ mối liên hệ giữa vật liệu và mô mềm. Titanium, zirconia và alumina giúp cho biểu mô và mô liên kết bám dính với abutment. Vàng và sứ không kích thích sự gắn dính của biểu mô mềm, dẫn tới tụt lợi và tiêu xương.
Hiện này có nhiều loại abutment tạm bằng kim loại hoặc nhựa được gắn tại thời điểm cắm ghép Implant có sẵn và dễ sử dụng.
Tuy nhiên abutment được ưa chuộng sử dụng có màu sắc giống màu răng (Zirconia, alumina) tại thời điểm cắm ghép với những lý do sau:
- Mô mềm bám vào abutment và tạo ra sự kín khít, không còn vi hở.
- Không cần sự thay đổi abutment, do đó không mất sự liên tục của mô
- Sự tiếp xúc giữa Implant vớixương được duy trì tại bờ Implant nhờ khoảng sinh học được thiết lập từ viền chụp răng mà không phải từ bề mặt giữa Implant và abutment.
- Xét về khía cạnh thẩm mỹ, sử dụng các abutment có màu giống răng thẩm mỹ hơn abutment kim loại do kim loại sẽ tạo ra những viền xám ở mô mềm xung quanh phục hình.
Xem thêm: Nhổ Răng Lúc Nào Tốt Nhất Và 3 Trường Hợp Không Nên Nhổ
Kết luận
Các cải tiến trong thiết kế Implant đã rút ngắn thời gian điều trị mà không ảnh hưởng tới kết quả thẩm mỹ sau cùng.
Phục hình Implant tức thì không những giúp làm giảm thời gian điều trị, loại bỏ hàm giả tháo lắp vướng víu mà còn cải thiện tính thẩm mỹ nhờ việc giúp duy trì chiều cao của mô cứng và mô mềm.
Tổng quan các bước cắm Implant chịu lực tức thì:
- Cắm Implant ở vị trí thích hợp, lý tưởng cách 3mm so với răng/Implant kế cận
- Bảo đảm sự ổn định ban đầu (lực xoắn 35Ncm hoặc giá trị RFA là 60 ISQ)
- Gắn trụ abutment. Hoàn tất phần lớn công đoạn sửa soạn abutment ở ngoài miệng.
- Đặt chụp răng tạm không có bất kì điểm tiếp xúc cắn khớp nào ở vị trí lồng múi tối đa và đưa hàm ra trước.
Mọi chi tiết liên hệ BS Nguyễn Nam Chung
💓 Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
🏠 211 Phan Chu Trinh – TP.Buôn Ma Thuột
☎️ Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
🌍 Website: oreli.vn
Yêu cầu một cuộc hẹn