Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Hàm răng nhiễm màu có thể khiến cho nụ cười kém tự tin, ảnh hưởng đến giao tiếp. Vậy làm thế nào để có một hàm răng trắng sáng?
Nhiễm màu răng là gì?
Nhiễm màu là sự nhiễm các sắc tố vào trong mô cứng của răng làm thay đổi màu sắc bình thường của răng.
Không khó để phát hiện răng nhiễm màu, nha sĩ và người xung quanh có thể dễ dàng phát hiện ra răng nhiễm màu nhờ vào việc quan sát bằng mắt thường.
Các loại nhiễm màu?
Nhiễm màu được chia làm hai loại chính đó là nhiễm màu nội sinh và ngoại sinh.
Nhiễm màu nội sinh xảy ra ở các cấu trúc bên trong của răng. Gọi là ngà răng, khi đó ngà răng bị đen hơn hoặc có màu vàng xám.
Nhiễm màu ngoại sinh xảy ra ở bề mặt ngoài của răng, gọi là men răng. Men bị nhiễm màu có các dạng từ dải trắng cho tới lốm đốm vàng hoặc có hố rãnh và các chấm màu nâu.
Nguyên nhân
Muốn điều trị nhiễm màu răng hiệu quả, điều quan trọng là nhận biết rõ nguyên nhân. Đó là:
Thức ăn/Đồ uống
Café, trà, rượu và các loại thức ăn như khoai tây, dâu tây, cà rốt…
Hút thuốc lá
Tạo ra mảng bám màu đen trên răng, rất khó để làm sạch bằng chải răng thông thường.
Vệ sinh răng miệng kém
Không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ làm răng bị nhiễm màu theo thời gian.
Bệnh lý
Các bệnh lý tác động tới men và ngà răng làm răng đổi màu. Một số nhiễm khuẩn ở phụ nữ trong thời kì mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành men răng, ảnh hưởng đến màu răng.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc như háng histamine, thuốc chống suy nhược và thuốc điều trị huyết áp có thể làm đổi màu răng.
Phụ nữ mang thai sử dụng kháng sinh Tetracycline trong nửa sau của thai kì sẽ làm thay đổi màu men răng của trẻ khi sinh ra.
Những trẻ uống kháng sinh tetracycline và doxycycline trong giai đoạn hình thành răng vĩnh viễn (trước 8 tuổi) sẽ khiến răng vĩnh viễn bị nhiễm màu.
Can thiệp nha khoa
Một số loại vật liệu nha khoa khiến răng bị đổi màu như hàn răng với Amalgam.
Tuổi tác
Khi bạn có tuổi, bề mặt ngoài của men bị mòn đi, làm lộ lớp ngà ở trong (màu vàng).Thêm vào đó, các cặn bám và chất màu tích tụ theo thời gian, làm răng tối và bị đổi màu.
Di truyền
Một số người may mắn hơn khi có chất men sáng hoặc dày hơn những người khác nhưng một số thì men răng lại bị tối màu hơn bình thường.
Môi trường
Hấp thụ quá mức fluoride do nồng độ fluoride trong nước uống quá cao hoặc khi sử dụng các sản phẩm có nhiều
Fluoride
Đánh răng, súc miệng và các sản phẩm fluoride tại chỗ có thể làm răng bị đổi màu dưới dạng các đốm hoặc vệt trắng.
Các phương pháp điều trị
Một số phương pháp tác động nghiêm trọng tới màu men và ngà. Ví dụ như hóa trị, xạ trị vùng đầu cổ.
Chấn thương
Ngã hay bất kì tổn thương nào làm nứt răng sẽ khiến răng đổi màu do ngấm màu qua chỗ nứt hoặc do tủy răng bị hoại tử.
Các biểu hiện màu sắc khác nhau khi răng đổi màu và các lựa chọn điều trị
Cách điều trị nhiễm màu ở răng
Màu sắc của răng bị nhiễm màu tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.
Kháng sinh họ tetracycline
Răng thường bị đổi sang màu xám xanh hoặc vàng nâu, thường có dạng các dải ngang trên bề mặt răng. Veneer sứ hoặc chụp răng được coi là lựa chọn điều trị cho răng bị nhiễm màu tetracycline.
Fluoride
Nhiễm màu fluoride (fluorosis), sự hấp thu quá mức fluoride trong giai đoạn hình thành răng khiến cho bề mặt răng có các chấm nâu hoặc trắng như phấn, tạo thành các vệt ngang hay dạng đám. Mặc dù nhiễm màu nâu đáp ứng tốt khi tẩy trắng, các nhiễm màu trắng lại thường không có đáp ứng.
Do đó, để giải quyết vấn đề này, tẩy trắng cần kết hợp với hàn gắn hoặc mài mòn. Ví dụ như vi mài men răng – một phương pháp điều trị sử dụng chất siêu mịn để loại bỏ nhiễm màu ở nông do nhiễm fluoride và kém khoáng hóa khi đeo mắc cài chỉnh nha.
Thức ăn/Đồ uống và Thuốc Lá
Khi dùng trong thời gian dài, các chất màu sẽ bám lên bề mặt răng khiến cho răng chuyển sang màu vàng, nâu, xanh hoặc cam.
Những chất màu này được loại bỏ nhờ việc lấy cao răng và chăm sóc răng miệng tại nhà (đánh răng, sử dụng chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng).
Những loại chất màu này cũng đáp ứng tốt với các thuốc tẩy trẳng có thành phần peroxide.
Qua thời gian, răng của chúng ta sẽ trở nên nâu hoặc vàng. Tẩy trắng tại nhà hoặc tại phòng khám có hiệu quả rất tốt trong trường hợp này.
Di truyền
Trong trường hợp này, sự đổi màu răng là do gen di truyền, các phương pháp tẩy trắng không có hoặc có rất ít hiệu quả.
Veneer, composite hoặc chụp sứ tỏ ra có hiệu quả hơn với những trường hợp này.
Vệ sinh răng miệng kém/Sâu răng
Chúng khiến răng bạn bị nhiễm màu từ trắng, xám, nâu cho tới vàng, thâm chí là màu đen hoặc xanh. Không có kết quả với các sản phẩm tẩy trắng thông thường.
Trong trường hợp này, nha sĩ phải lấy bỏ tổn thương và hàn lại răng, Veneers hoặc chụp sứ.
Mối hàn răng
Hàn răng sai quy cách hoặc mối hàn lâu ngày sẽ khiến răng chuyển màu xám, nâu, đen hoặc vàng. Các sản phẩm tẩy trắng không thay đổi được màu sắc của chất hàn.
Với trường hợp này, nha sĩ sẽ lấy bỏ chất hàn cũ và hàn lại bằng chất hàn mới hoặc chụp bọc nếu mối hàn có kích thước quá lớn.
Răng chấn thương/Răng đã điều trị tủy
Đối với các răng chấn thương, tổn thương thần kinh và mạch máu khiến răng chuyển sang màu nâu hoặc xám theo thời gian dù răng có được lấy tủy hay không. Cơ chế đổi màu là do sự thoái hóa.
Hemoglobin trong hồng cầu, cơ chế này xảy ra đối với cả các trường hợp răng bị sang chấn và răng đã được điều trị tủy. Việc đổi màu răng răng tăng lên, khác biệt so với những răng còn lại có thể liên quan đến việc tủy răng bị chết.
Ở những răng đã điều trị tủy bị đổi màu, tẩy trắng bên ngoài men răng không mang lại hiệu quả. Nha sĩ sẽ đặt chất tẩy vào bên trong răng để tẩy trắng hoặc làm chụp răng nếu muốn cải thiện màu sắc của răng.
Nhìn chung, một số phương thức nhiễm màu răng có thể phòng ngừa được đó là việc sử dung đồ ăn, thức uống, chế độ vệ sinh răng miệng, các can thiệp nha khoa.
Hiểu biết về nguyên nhân, phòng ngừa và điều trị chính là chìa khóa để có một hàm răng trắng sáng.
Mọi chi tiết liên hệ BS Nguyễn Nam Chung 💓 Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý ! 🏠 211 Phan Chu Trinh – TP.Buôn Ma Thuột ☎️ Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788 🌍 Website: oreli.vn