Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Bạn đã biết gì về bọc răng sứ hay chưa. Cùng tìm hiểu về bọc răng sứ qua chia sẻ đến từ nha khoa Oreli bạn nhé.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là giải pháp nha khoa giúp phục hình lại thẩm mỹ cho hàm răng bằng cách sử dụng mão răng sứ để lắp lên răng thật. Qua đó, giúp che đi khuyết điểm của răng hoặc lấp đầy khoảng trống mất răng. Đồng thời, làm tăng thêm tính thẩm mỹ cũng như khôi phục chức năng ăn nhai cho hàm răng.
Trường hợp nào nên bọc răng sứ?
Thông thường, bọc răng sứ được chỉ định trong một số trường hợp như:
Mất 1 răng hoặc vài chiếc răng liên tiếp nhau.
Những trường hợp răng bị gãy, vỡ, sứt, mẻ, thưa, hở kẽ…
Răng bị nhiễm màu kháng sinh nhưng tẩy trắng không hiệu quả.
Trường hợp răng bị hô, móm do tật ở răng.
Những ai muốn sở hữu hàm răng thẩm mỹ hơn.
Như vậy có thể thấy, bọc răng sứ phù hợp với rất nhiều trường hợp răng khác nhau. Qua đó, giúp phục hình thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai tốt nhất cho hàm răng.
Có bao nhiêu loại răng sứ?
Răng sứ kim loại thường
Răng sứ kim loại thường có phần khung sườn làm từ hợp kim Ni – Cr hoặc Co – Cr. Bên ngoài được phủ một lớp sứ trắng. Đây là một trong các loại răng sứ hiện được khách hàng ưa chuộng nhất, vì chi phí vừa túi tiền và khả năng cải thiện thẩm mỹ răng khá tốt.
Răng sứ kim loại Titan
Răng sứ Titan có lớp sườn bên trong được làm bằng hợp kim Titan và phần phủ bên ngoài được làm hoàn toàn bằng sứ. Trong cấu tạo của răng sứ Titan có chứa tinh chất Titanium, nên trọng lượng của răng nhẹ hơn so với răng sứ kim loại thường nhưng lại chắc khỏe hơn.
Chất liệu Titanium được chứng minh là có tính tương hợp sinh học tốt, không gây kích ứng với cơ thể giống như răng sứ kim loại thường. Cũng vì vậy mà chi phí làm răng sứ Titan cao hơn với răng sứ kim loại thường.
Răng sứ không kim loại Zirconia
Răng sứ Zirconia có cấu tạo gồm: phần sườn răng được làm từ sứ Zirconia cứng chắc và lớp sứ tạo màu, để đảm bảo màu sắc răng sứ như màu của răng thật. Ngoài tính thẩm mỹ cao thì răng sứ không kim loại Zirconia còn có độ cứng gấp 7 – 8 lần răng thật, giúp chịu lực nhai tốt, chống đứt gãy và khả năng chống mài mòn cao.
Răng sứ Zirconia còn có khả năng thích ứng tốt đối với cơ thể người. Do đó hạn chế nhiều biến chứng có thể xảy ra cho người dùng.
Răng sứ không kim loại Cercon
Đây là loại răng toàn sứ cao cấp với cấu tạo gồm lớp sườn bên trong là chất liệu sứ Zirconia và lớp sứ Cercon bọc bên ngoài. Răng sứ không kim loại Cercon được xem là một trong những dòng răng toàn sứ tốt nhất hiện nay, đáp ứng được các đòi hỏi từ người dùng về độ thẩm mỹ, độ bền chắc và đặc biệt vô cùng an toàn cho sức khỏe.
Răng sứ không kim loại Zolid
Loại răng sứ toàn sứ cao cấp được sản xuất tại Đức có tên gọi đầy đủ là Zirconia Ceramill Zolid. Loại răng sứ này rất phổ biến và thường được áp dụng trong phương pháp phục hình cấy ghép Implant hay bọc răng sứ thẩm mỹ.
Răng sứ không kim loại Zolid được cấu tạo bởi phần sườn bên trong được làm hoàn toàn từ chất liệu sứ Zirconia cao cấp với đặc tính: trọng lượng nhẹ, thích ứng hoàn toàn với cơ thể, khả năng chống bám và chịu lực cao. Và bên ngoài được phủ một lớp sứ Zolid trắng bóng.
»»» Xem thêm: Độ tuổi niềng răng bao nhiêu là thích hợp ở trẻ em và người lớn
Bọc răng sứ có đau không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bọc răng sứ thực tế không đau như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi trong quá trình mài răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng cần điều trị. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy thoải mái và không có cảm giác ê buốt hay khó chịu khi thực hiện.
Đồng thời, mài răng xong, bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm giúp chống ê buốt. Đồng thời, thuận lợi cho việc ăn nhai, giao tiếp. Do đó, các bạn hoàn toàn có thể yên tâm với câu hỏi bọc răng sứ có đau không nhé.
Tìm hiểu về bọc răng sứ có lợi hay có hại?
Lợi ích của bọc răng sứ
Phương pháp làm răng này rất tối ưu. Bởi nó khắc phục được rất nhiều trường hợp gặp vấn đề về răng răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu, viêm tủy, mòn men…, hơn nữa lại có thể thực hiện trong thời gian rất nhanh, mang lại một hàm răng trắng đẹp tự nhiên.
Tác hại của bọc răng sứ
Khi bọc răng sứ, độ nhạy cảm của răng giảm đi, việc cảm nhận thức ăn, đồ uống sẽ không còn như trước nữa.
Răng dễ tổn thương hơn, nhất là khi ăn các đồ ăn cứng hoặc bị va đập.
Khi làm răng sứ, có thể răng của bạn sẽ bị ê buốt, điều này còn tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ và công nghệ thực hiện bọc răng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của nhiều người đã thực hiện bọc răng sứ, phương pháp này không gây đau như họ tưởng tượng.
Trong một số trường hợp, do yêu cầu về mặt thẩm mỹ, trong quá trình mài có thể chạm đến tủy răng, buộc phải lấy tủy, khi đó răng sẽ không còn khoẻ như trước.
Có thể nói, biến chứng xảy ra khi bọc răng sứ là cực hiếm. Chỉ cần lựa chọn cơ sở làm răng có uy tín và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ không cần phải lo lắng.
Có nên bọc răng sứ thẩm mỹ cho hàm hô hay không?
Có rất nhiều chuyên gia nha khoa cho rằng, để cải thiện được tình trạng hàm hô của răng thì nên đi bọc răng sứ. Tuy nhiên, đối với những trường hợp hô nhẹ thì có thể sử dụng phương pháp này được. Còn những trường hợp nặng hơn phải cần tới phẫu thuật thẩm mỹ cũng như niềng răng thì mới có thể chữa hô được.
Trong những trường hợp bị hô răng nhẹ thì bọc răng sứ sẽ giúp điều chỉnh được một phần nào đó. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là một phương pháp tạm thời để khắc phục khuyết điểm. Sau đó thì bạn cũng vẫn sẽ phải tiếp tục điều trị chữa hô. Khi chữa hô bằng cách bọc răng sứ thì bạn sẽ phải lấy tủy răng vì phải mài đi phần ngoài của thân răng.
Nếu như bạn bị hô do xương hàm hoặc do kẽ răng thưa thì nên đến bác sĩ để thăm khám và có một lộ trình điều trị kịp thời. Những trường hợp này sẽ phải niềng răng và nhổ bớt răng thừa đi để kéo các răng bị hô lại với nhau. Hoặc nếu hô nặng phải can thiệp bằng việc phẫu thuật thẩm mỹ.
Bọc răng sứ có niềng răng được không
Đối với trường hợp bọc răng sứ đơn lẻ thì có thể nắn chỉnh cả răng sứ và cùi răng thật về vị trí mong muốn. Bề mặt răng sứ không có độ bám dính như răng thật, vì vậy bác sĩ dùng keo chuyên dụng để cố định mắc cài. Bên cạnh đó, với trường hợp bọc răng sứ toàn hàm thì trong quá trình thực hiện, bác sĩ đã xếp dàn đều răng nên không cần đến niềng răng sứ.
Nếu như bạn đang có ý định niềng răng sứ thì hãy đến những nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề cao, trình độ chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm để tránh tình trạng răng sứ bị bể vỡ, thậm chí ảnh hưởng đến cùi răng thật bên trong.
Tuy răng sứ có độ bền khá tốt và độ chịu lực cao hơn cả răng thật. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thường xuyên ăn những thực phẩm quá cứng và dai.
Bởi theo thời gian, khi chịu tác động mạnh quá nhiều, răng sứ cũng trở nên kém bền chắc hơn. Ngoài ra, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng không tốt cho răng. Vì vậy bạn nên hạn chế ăn những đồ ăn này.
Bạn cũng lưu ý sau khi bọc răng sứ. Nên hạn chế những tác động khiến cho răng bị nhiễm màu như khói thuốc. Cho dù răng sứ không chịu tác động của màu thực phẩm như vật liệu composite khi hàn trám răng.
Nên nhai đều cả hai hàm và hạn chế những thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất đường.
Chăm sóc răng sứ
Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng sau khi bọc sứ không khác gì so với răng thật. Cần chải răng nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm, vệ sinh ngày 2-3 lần sau khi ăn. Sử dụng chỉ nha khoa để làm
Bạn cần chải răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm không nên lạm dụng việc đánh răng. Điều này giúp thức ăn chưa được loại bỏ hoàn toàn, nướu răng luôn hồng hào, khỏe mạnh. Tránh tình trạng hôi miệng, viêm lợi.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Để làm sạch các kẽ răng, tránh thức ăn giắt vào phần nướu hay kẽ răng gây sâu răng.
Thỉnh thoảng trước khi đánh răng. Bạn có thể dùng ngón tay mát xa để máu dưới phần nướu lưu thông được tốt hơn.
Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ
Định kỳ chăm sóc răng tại nha khoa từ 3 đến 6 tháng/lần là điều nha sĩ luôn khuyến khích. Sau khi bọc răng sứ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng lạ như đau nhức răng, gặp khó khăn trong khi ăn nhai … Bạn nên đến ngay trung tâm nha khoa để các bác sĩ kiểm tra và sớm có biện pháp khắc phục.
Nên bọc răng sứ ở đâu tại Buôn Ma Thuột?
Để xác định chính xác địa chỉ bọc răng sứ ở đâu tốt nhất tại Buôn Ma Thuột. Các bạn hãy tìm hiểu thông tin dựa trên những tiêu chí mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm hoạt động
Comments
[…] »»» Bạn có thể đọc thêm về bài viết “các loại răng sứ phổ biến nhất hiện nay” […]
[…] có thể đọc thêm bài viết: Tìm hiểu về bọc răng sứ từ A đến Z mà bạn chưa […]
[…] thêm: Tìm hiểu về bọc răng sứ từ A đến Z mà bạn chưa […]