Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Trám răng bị mẻ có tốt không ? Tuổi thọ trám răng là bao lâu ? … Là một trong những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Bài viết này sẽ giải quyết các thắc mắc của bạn.
Tại sao phải trám răng bị mẻ ?
Răng sứt mẻ không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn gây khó khăn khi ăn nhai. Vì thế, làm cho việc nghiền nát thức ăn của răng bị giảm sút. Khắc phục sớm bằng cách trám sẽ giúp cải thiện khuyết điểm và tái tạo lại cho răng.
Cách này theo các bác sĩ chuyên khoa là kỹ thuật khá đơn giản. Được thực hiện bằng việc sử dụng chất liệu trám bít nha khoa chuyên dụng để đắp vào vị trí bị mẻ và phục hình lại.
Tùy vào tình trạng răng mẻ, vị trí răng mà bác sĩ sẽ tư vấn vật liệu trám phù hợp.
Trám răng bị mẻ có tốt không ?
Phục hình nhanh chóng giúp cho hàm răng đều đẹp và thẩm mỹ hơn.
Hiệu quả lâu dài
Trám răng bị mẻ diễn ra an toàn, không gây kích ứng nướu răng và giúp bảo tồn răng thật.
Thời gian diễn ra nhanh chóng nên thuận lợi cho cả những khách hàng bận rộn.
Chi phí trám răng thấp hơn với bọc răng sứ.
Quy trình trám răng bị mẻ tại nha khoa Oreli
Chỉ cần thực hiện theo quy trình, khoảng độ 30 phút bạn đã khắc phục được hết mọi khuyết điểm trên răng.
Đây chính là một trong những cách nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng hiệu quả, nhanh chóng nhất tại thời điểm này.
Dưới đây là quy trình trám răng bị mẻ chuẩn tại nha khoa Oreli.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ thăm khám để xác định tình trạng mẻ của răng. Từ đó đánh giá có thể thực hiện trám hay không.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng là bước đầu tiên thực hiện. Bước này giúp quá trình trám răng không bị vi khuẩn tấn công. Đảm bảo an toàn tuyệt đối và giữ miếng trám được tồn tại lâu dài nhất.
Bước 3: Tạo hình miếng trám răng
Bắt đầu tiến hành dùng vật liệu trám đắp lên răng. Tiếp đó chỉnh hình lại miếng trám sao cho hình dáng, kích thước bằng với phần bị mẻ trước đó.
Bước 4: Chiếu laser xanh cho miếng trám được cố định, chắc chắn
Tiếp đến, chiếu laser sẽ giúp miếng trám không bị co, hở. Đảm bảo độ bám chắc chắn trên răng.
Bước 5: Kiểm tra lại và hẹn lịch tái khám
Sau cùng, bác sĩ kiểm tra lại độ ăn khớp. Đảm bảo khách hàng có thể ăn nhai được thoải mái và hẹn lịch tái khám.
Tuổi thọ trung bình của một ca trám răng chỉ khoảng từ 2 đến 5 năm. Như vậy, hiệu quả trám răng mang lại có độ bền thấp. Nhưng độ bền của miếng trám còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau.
Có trường hợp khách hàng sử dụng lâu dài. Nhưng cũng có những trường hợp miếng trám bị hư hỏng sớm.
Đây là một vài yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám sau đây:
Trình độ của bác sĩ luôn là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến việc miếng trám tồn tại được bao lâu. Bác sĩ tay nghề cao thực hiện đúng quy trình sẽ đảm bảo được tuổi thọ của miếng trám cao hơn.
Vị trí miếng trám cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của miếng trám. Trám răng cửa mẻ thường có tuổi thọ thấp nhất. Ở vị trí này, diện tích bề mặt tiếp xúc thấp. Do đó, miếng trám rất dễ bị bong tróc. Ngược lại, những vị trí như răng hàm thì tuổi thọ của miếng trám sẽ kéo dài hơn.
Cách chăm sóc răng miệng cũng là quyết định rất nhiều đến tuổi thọ của miếng trám. Nếu bạn chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng cũng như có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giữ được độ bền miếng trám tốt hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về việc trám răng bị mẻ. Hy vọng nó sẽ hữu ích với bạn.
Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề nào liên quan đến răng miệng. Hãy liên hệ ngay với nha khoa Oreli bạn nhé.