Tuổi trung bình khám chỉnh nha
Các kỹ thuật chỉnh nha hiện nay bao gồm thủ thuật không xâm lấn và phẫu thuật. Tùy theo tuổi của bệnh nhân và sự phát triển của răng, bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ, nếu dưới bảy tuổi, bé chưa thể thực hiện được các thủ thuật chỉnh nha, ngoài ra các vấn đề lệch lạc răng khó có thể phát hiện ở trẻ dưới 7 tuổi.
Do đó tuổi trung bình để tới gặp bác sĩ chỉnh nha là sau khi trẻ được 7 tuổi.
Tại sao bé cần phải gặp bác sĩ chỉnh nha?
Bác sĩ chỉnh nha là những nha sĩ được đào tạo đặc biệt để xử lý các vấn đề về lệch lạc răng như răng chen chúc, răng thưa, mất răng và các vấn đề của xương hàm và sai khớp cắn.
Xem thêm: Độ tuổi niềng răng bao nhiêu là thích hợp ở trẻ em và người lớn
Khi nào thì trẻ cần phải gặp bác sĩ chỉnh nha?
– Thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn
Ở trẻ, răng sữa thường bắt đầu thay khoảng 6-7 tuổi (Có thể tham khảo về Tuổi mọc răng ở phần Tư vấn trên website dento.vn). Tuy nhiên, tuổi mọc răng cũng không hoàn toàn giống nhau ở từng trẻ. Khoảng 7 tuổi, trẻ thường đã mọc 4 răng cửa và 4 răng hàm vĩnh viễn.
Bất cứ sự mọc răng bất thường nào đều có thể gây ra răng chen chúc hoặc răng thưa. Trong trường hợp răng sữa mất sớm, trẻ có thể gặp các vấn đề như răng lệch lạc, chen chúc, nha sĩ có thể kiểm soát bằng việc duy trì khoảng cách giữa các răng bằng hàm giữ khoảng.
Trong trường hợp thay răng muộn, răng vĩnh viễn có thể mọc sai vị trí, chen chúc răng, nha sĩ có thể phải can thiệp bằng cách nhổ răng chủ động, đeo hàm tiền chỉnh nha.
– Răng chen chúc và răng thưa
Đây là vấn đề phổ biến thường thấy ở trẻ. Khi bé thay răng sữa, các vấn đề như răng chen chúc và răng thưa có thể xuất hiện không đủ khoảng là nguyên nhân gây ra chen chúc răng và có thể làm tăng nguy cơ sâu răng trong tương lai.
Răng thưa thường có nguyên nhân do kích thước răng và cung hàm không tương ứng.
– Khớp cắn ngược
Là tình trạng khi răng hàm trên cắn ở phía trong của răng hàm dưới. Vấn đề này rất phổ biến ở những trẻ ở độ tuổi 7-10.
Nhưng nha sĩ thường khuyên bạn hãy chờ tới khi bé đủ 16 tuổi vì khớp cắn ngược chỉ bắt đầu được xử lý sau khi bé đã mọc đủ tất cả các răng vĩnh viễn (trừ răng số 8).
Tuy nhiên nếu bé có xu hướng gặp vấn đề về khớp cắn ngược khi còn nhỏ. Hãy đưa bé đến khám bác sĩ nắn chỉnh để được tư vấn và có một phác đồ điều trị phù hợp nhất.
– Khớp cắn chéo răng sau
Thông thường, trẻ có khớp cắn chéo vùng răng sau thường đối mặt với các vấn đề như răng chen chúc và hàm răng bị lệch sang một bên. Nha sĩ khuyến khích trẻ nên được điều trị sớm.
– Hô răng trước
Hầu hết trẻ thường có 4 răng cửa vĩnh viễn khi 7 tuổi. Khi răng của bé nhô ra phía môi thay vì nằm trên đường cong của cung hàm, trẻ cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ chỉnh nha. Đây chinh là nguyên nhân chính của hiện tượng răng hô trong tương lai.
– Khớp cắn sâu và cắn hở răng trước
Trong trường hợp răng bé bị lệch lạc theo chiều dọc như khớp cắn sâu (răng hàm trên phủ lên răng hàm dưới quá ) và khớp cắn hở răng trước (Khi răng cửa hàm trên và hàm dưới hở dù răng sau đã cắn khít nhau).
Nếu trẻ 7 tuổi trở lên thì có thể dễ dàng phát hiện ra vấn đề này. Khớp cắn sâu có thể do sự phát triển bất thường của răng hoặc răng chen chúc.
Mọi chi tiết liên hệ BS Nguyễn Nam Chung
💓 Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
🏠 211 Phan Chu Trinh – TP.Buôn Ma Thuột
☎️ Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
🌍 Website: oreli.vn
Yêu cầu một cuộc hẹn