Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Khi răng khôn mọc hầu hết chúng ta đều cảm thấy đau đớn và khó chịu. Không chỉ vậy mà nếu răng khôn mọc lệch, còn có thể gây nhiều biến chứng như sâu răng, viêm nướu, gây tác động đến những chiếc răng bên cạnh,… vậy bị mọc răng khôn nên làm gì để hạn chế biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân dẫn đến răng khôn mọc sai lệch
Răng khôn còn được biết đến là răng số 8 trong hàm răng, thuộc nhóm răng mọc cuối cùng và nằm sâu trong cùng trong cung hàm. Nhóm răng này bao gồm 4 chiếc, 2 chiếc ở hàm dưới và 2 chiếc ở hàm trên. Răng khôn mọc vào độ tuổi trưởng thành từ 17 tuổi đến 21 tuổi. Tuy nhiên, ở một số người có thể mọc răng khôn muộn hơn hoặc sớm hơn.
Khi trưởng thành, hàm răng con người gần như đã hoàn thiện. Những chiếc răng khác đã mọc cố định và vững chắc ở trên xương hàm. Trong khi đó, răng khôn lại mọc cuối cùng và không còn chỗ để nó phát triển. Khi đó, bắt buộc răng khôn phải mọc lệch, mọc ngầm hoặc kẹt trong xương hàm. Gây ra nhiều sự đau đớn, khó chịu khi răng khôn bắt đầu nhú lên.
Khi răng khôn mọc sai vị trí, có thể đè lên răng số 7, khiến răng hàm số 7 bị tổn thương. Nếu để lâu có thể sẽ phải nhổ cả 2 chiếc răng này. Ngoài ra, tình trạng mọc răng khôn còn là nguyên nhân dẫn tới các căn bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,…
Khó chịu, đau nhức nướu: Do khi răng mọc lên bắt buộc phải đâm vào nướu, gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu. Đối với một số người cơn đau sẽ trong khoảng 2 – 3 tháng 1 lần hoặc có thể nhiều năm 1 lần. Vùng nướu nơi mọc răng khôn sẽ bị sưng, khi ăn nhai sẽ bị đau đau nhức.
Thân nhiệt tăng cao: Trong một số tình huống khi mọc răng khôn có thể kèm theo bị sốt nhẹ, khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, làm đảo lộn cuộc sống bình thường của bạn.
Khớp cứng và hàm đau: Khi răng khôn mọc và ảnh hưởng tới răng hàm bên cạnh khiến bạn khó mở miệng nói chuyện hoặc ăn uống và cơn đau ngày càng nặng hơn.
Ăn nhai khó khăn: Vì nướu ở răng sẽ bị sưng đỏ và đau, đồng thời khớp hàm bị cứng, do đó quá trình ăn uống diễn ra khá khó khăn, bạn sẽ cảm thấy bữa ăn không còn ngon miệng.
Tác hại khi răng khôn mọc lệch
Sâu răng: Do nằm sâu bên trong cùng vì vậy việc vệ sinh tương đối khó khăn, không thể vệ sinh được hết những mảng bám trong kẽ răng. Từ đây có thể khiến vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng và lan đến răng số 7 bên cạnh.
Có thể mất răng số 7: Do không thể mọc thẳng như những răng khác. Răng khôn có thể mọc lệch và đâm vào răng số 7. Lúc này cơn đau răng sẽ ngày càng nghiêm trọng. Nếu không khám và nhổ răng kịp thời có thể răng số 7 cũng phải nhổ bỏ.
Viêm nướu: Vì khi răng khôn mọc sẽ tác động đến nướu, khiến vùng nướu bị tổn thương. Nhưng lại vì nằm ở phía trong không vệ sinh sạch được lại khiến nướu răng dễ bị viêm nhiễm.
Áp xe răng: Khi bị nhiễm trùng nướu nhưng bạn không quan tâm. Lúc đó vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong răng và hình thành túi áp xe. Túi áp xe có thể dẫn đến nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh nếu như không xử lý kịp thời.
Khi răng khôn mọc sẽ theo từng thời điểm cách nhau khoảng 2 – 3 tháng hoặc 6 – 12 tháng. Mỗi lần mọc răng khôn chỉ nhú lên chút một và khiến cho chủ nhân chiếc răng chịu nhiều đau đớn liên tục. Dưới đây là một số hướng dẫn để giảm bớt cơn đau của răng khôn.
Ăn những món ăn mềm
Dùng những món ăn mềm, dễ nuốt như súp, cháo,.. là lựa chọn hoàn hảo trong thời gian mọc răng khôn. Vì khi ăn những thực phẩm này sẽ hạn chế được tác động đến vùng sưng đau và khi vệ sinh răng sẽ sạch hơn sau khi ăn.
Vệ sinh răng miệng đều đặn
Cơn đau do răng khôn mang lại khiến nhiều người ngại khi vệ sinh vì sợ động đến chỗ đau. Thế nhưng hành động này lại khiến cho vi khuẩn tích tụ và khiến cho răng có nguy cơ bị sâu, làm cho răng ngày càng đau hơn. Do đó khi mọc răng khôn, bạn nên dùng bàn chải lông mềm và đánh thật nhẹ nhàng ở khu vực sưng đau. Súc miệng nước muối sau khi đánh răng.
Chườm lạnh bằng đá
Việc chườm đá lạnh có thể làm dịu cơn đau của bạn trong những ngày răng khôn mọc. Cách làm thì khá là đơn giản, chỉ cần sử dụng túi chườm hoặc mảnh vải dày vừa, bạn cho mấy viên đá lạnh vào trong túi chườm hay mảnh vải đó. Tiếp theo đặt túi chườm làm má ngoài khu vực bị đau. Bạn có thể thực hiện 2 – 3 lần. Mỗi lần 5 – 7 phút rồi nghỉ.
Thăm khám tại các cơ sở nha khoa
Khi răng khôn mọc dù bạn bị đau nhiều hay ít thì vẫn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Khi đó các bác sĩ sẽ chụp x-quang để biết được tình trạng răng khôn của bạn mọc như thế nào. Từ đó đưa ra giải pháp để hạn chế các biến chứng khi răng khôn mọc.
Trong giai đoạn răng khôn mọc gây ra khá nhiều phiền phức cho người bệnh. Như vậy để hạn chế được cơn đau do răng khôn mang lại, thì nha khoa Oreli đã chỉ cho bạn các giải quyết khi bị mọc răng khôn nên làm gì? Điều quan trọng, bạn nên đến thăm khám tại nha khoa sớm nhất để cơn đau không còn là nỗi ám ảnh.