Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Việc răng bị gãy mẻ làm cho nhiều người cảm thấy bất tiện trong ăn uống, cũng như mất đi tự tin giao tiếp trong cuộc sống. Vì vậy phương pháp làm cầu răng được đánh giá cao bởi các chuyên gia về phục hồi chức năng nhai và mang lại tính thẩm mỹ hài hòa.
Tuy nhiên rất nhiều người băn khoăn tự hỏi là làm cầu răng sứ có bền không? sử dụng khoảng bao lâu? trong bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi thắc mắc của các bạn.
Cầu răng sứ là như thế nào?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng khi bị mất hoặc mẻ, bằng cách mài nhỏ 2 răng bên cạnh răng mất để làm trụ chống. Sau đó sử dụng 3 mão sứ để gắn lên. Phần răng mão sứ ở giữa sẽ thay thế cho răng đã mất, còn 2 mão sứ bên cạnh sẽ gắn cho 2 chiếc răng còn lại kế cận làm trụ đỡ cho cầu răng.
Các phương pháp làm cầu răng sứ
Cầu răng sứ truyền thống
Đây là loại cầu răng khá phổ biến nhất. Nha sĩ sẽ mài nhỏ đi 2 răng bên cạnh để làm trụ tạo ra một khoảng không để gắn cố định 2 chụp răng lên răng trụ, răng ở giữa sẽ thay thế răng bị mất.
Răng sứ để chụp lên răng trụ và thay thế răng mất được làm từ 2 loại chính:
Răng sứ kim loại: Sử dụng hợp kim như Crom – Coban, Niken – Crom hoặc bằng kim loại quý như vàng, bạc,…
Răng bằng sứ: Đây là chất liệu làm răng phổ biến vừa mang lại thẩm mỹ, vừa bền vững nên được ưa chuộng hơn.
Phương pháp này được áp dụng cho vùng răng trước. Cầu răng gồm một răng sứ giả ở giữa và có 2 cánh dán ở 2 bên. Khi lắp vào hàm thì răng sứ giả sẽ lấp đi vị trí của răng đã mất, cánh dán bên cạnh sẽ được gắn cố định vào mặt răng bên trong của 2 răng trụ 2 bên răng mất.
Cánh dán tùy theo sở thích có thể làm bằng sứ hoặc bằng kim loại. Tuy nhiên việc gắn cánh dán này sẽ bị yếu, không chịu được lực nhai mạnh, dễ bị rơi.
Cầu răng sứ đèo
Với loại cầu răng này, nha sĩ sẽ chọn 1 trong 2 răng bên cạnh răng bị mất để làm trụ. Tuy nhiên phương pháp này không nên làm rộng rãi vì lực nhai sẽ ảnh hưởng đến răng trụ.
Vậy nên cách này chỉ dùng để thay thế răng cửa hoặc răng bên cạnh răng cửa vì răng cửa không sử dụng để nhai nhiều.
Cầu răng sứ trụ Implant
Các răng trụ của phương pháp này không sử dụng răng thật. Mà thay bằng các trụ Implant được cấy vào hàm có tác dụng như chân răng.
Trụ Implant khi cấy vào hàm không ảnh hưởng đến các răng xung quanh cũng không dùng các răng bên cạnh để làm trụ đỡ. Trụ Implant sẽ được đo kích thước phù hợp giữa các răng giúp cầu răng ổn định.
Răng giả được làm bằng chất liệu sứ chất lượng cao và phù hợp với màu răng tự nhiên nhất nên sẽ không phân biệt được răng giả.
Với trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện nay việc làm kích cỡ răng sứ có thể điều chỉnh theo khoảng cách phù hợp với răng đã mất và những răng còn lại. Nên nhìn tổng thể bạn sẽ có một hàm răng tự nhiên nhất.
Cải thiện chức năng nhai
Răng sứ được các chuyên gia khuyên để làm răng giả vì chúng có độ cứng, chịu được áp lực lớn, có thể đáp ứng được chức năng nhai. Mang lại sự thoải mái khi ăn uống.
Ngăn chặn được bất lợi do mất răng
Ngăn chặn được tình trạng các răng khác di chuyển gây ra hậu quả răng bị hở, không khít.
Cầu răng sứ có bền không do sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chất lượng cùi răng
Để tiến hành lắp cầu răng sứ bắt buộc phải mài mòn 2 răng bên cạnh răng bị mất nên đòi hỏi 2 răng bên cạnh phải đủ khỏe để làm cùi răng.
Nếu xương hàm của răng mất bị tiêu sẽ ảnh hưởng đến răng trụ. Chỉ khi cùi răng trụ phải thật khỏe mạnh mới giữ được cầu răng lâu dài.
Chất liệu của răng sứ
Răng sứ được chia thành 2 loại để đáp ứng khi sử dụng và phù hợp với kinh tế của nhiều người:
Răng sứ kim loại: Loại răng sứ này được cấu tạo bên trong là phần kim loại, cấu tạo bên ngoài là bằng sứ. Giá thành của loại này sẽ rẻ hơn, tuy nhiên sẽ không mang đến sự thẩm mỹ hoàn hảo giống như răng thật. Thời gian sử dụng 3-5 năm phần kim loại gây đen viền.
Răng hoàn toàn làm bằng sứ: Chất liệu của loại này là làm hoàn toàn bằng sứ 100% từ bên trong răng và ngoài răng. Với những sản phẩm này thì thời gian sử dụng sẽ kéo dài tới 20 năm. Giá thành này sẽ cao hơn răng sứ kim loại.
Tay nghề của nha sĩ
Ngoài 2 lý do ảnh hưởng tới thời gian sử dụng cầu răng sứ nêu trên thì kinh nghiệm của bác sĩ cũng ảnh hưởng. Khi bác sĩ nha khoa có tay nghề cao, kinh nghiệm nhiều thì việc mài cùi răng và lắp răng sẽ đảm bảo.
Trong quá trình mài răng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tủy răng sau này, còn nếu mài răng quá ít không đủ làm trụ vững chắc dẫn đến quá trình nhai sẽ kèm đi. Đó là lý do bạn nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để làm cầu răng sứ.
Sử dụng bàn chải răng lông mềm, chải theo chiều dọc, không chải theo chiều ngang dễ làm mòn men răng.
Đánh răng nên đánh cả mặt ngoài và mặt trong của răng để loại các vi khuẩn gây bệnh cho răng.
Súc miệng nước muối sau khi đánh răng giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng, làm sạch các mảng bám ố vàng.
Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ở kẽ răng, giảm thiểu được tình trạng sâu răng.
Khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần.
Trên đây là thông tin về việc làm cầu răng sứ có bền không. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với nha khoa Oreli để được tư vấn trực tiếp nhé !