Bị tụt lợi có niềng răng được không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia về răng hàm mặt, việc áp dụng phương pháp nha khoa thẩm mỹ này. Nó còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh lý, tình trạng sức khỏe răng miệng của từng trường hợp cụ thể.
Bị tụt lợi có niềng răng được không?
Tụt lợi chân răng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp. Tình trạng này xuất hiện khi những mô nướu xung quanh răng có xu hướng bị tụt xuống dưới phần chân răng. Điều này sẽ khiến chân răng lộ ra nhiều hơn. Hiện tượng tụt nướu răng có thể khiến chân răng và cổ răng bị lộ ra, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn, dễ đau nhức và ê buốt.
Thực tế, mô nướu có chức năng cố định răng trên cung hàm và bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn trong khoang miệng. Khi tình trạng tụt lợi xảy ra, chân răng sẽ có xu hướng lung lay, lỏng lẻo và làm tăng nguy cơ gặp những vấn đề về răng miệng.
Bên cạnh đó, các triệu chứng bệnh lý còn tác động đến hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Vậy bị tụt lợi có niềng răng được không?
Niềng răng chỉnh nha là phương pháp nha khoa thẩm mỹ. Được tiến hành bằng cách sử dụng các mắc cài gắn trực tiếp vào răng giúp điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Đây được xem là giải pháp dành cho những trường hợp răng bị lệch lạc, răng khấp khểnh, răng thưa, răng móm, vẩu, sai khớp cắn,… Không chỉ điều chỉnh khớp cắn hiệu quả, cải thiện chức năng thẩm mỹ răng miệng. Phương pháp này còn giúp cải thiện khuôn mặt hiệu quả.
Với các lợi ích trên nên phương pháp này được nhiều người lựa chọn thực hiện trong những năm gần đây. Đối với những trường hợp bị tụt nướu răng, bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá mức độ tổn thương, thể trạng của người bệnh trước khi thực hiện.
Một số trường hợp có thể niềng răng
Bị tụt lợi vẫn có thể thực hiện niềng răng trong các trường hợp sau:
- Tụt lợi ở mức độ nhẹ, răng không quá khập khểnh, chen chút, chưa có dấu hiệu lung lay, gãy, rụng,…
- Các biểu hiện tụt lợi tiến triển nhưng được kiểm soát. Điều trị kịp thời vẫn có thể tiến hành niềng răng giúp cải thiện nụ cười.
Một số trường hợp chống chỉ định niềng răng
Một số trường hợp bị tụt lợi chân răng chống chỉ định với kỹ thuật này. Kỹ thuật niềng răng không được chỉ định với những trường hợp sau:
- Tình trạng tụt lợi chân răng không được kiểm soát và điều trị dứt điểm
- Tổn thương do bệnh lý gây ra có nguy mất răng vĩnh viễn
- Bị tụt nướu răng đi kèm với những bệnh lý toàn thân như ung thư, rối loạn đông máu, bệnh tiểu đường,…
Trong trường hợp tình trạng tụt lợi nghiêm trọng. Bác sĩ cần tiến hành phẫu thuật ghép lợi nhằm củng cố răng hoàn toàn. Sau đó mới tiến hành niềng răng.
Niềng răng khi bị tụt lợi chân răng cần lưu ý gì?
Tụt lợi chân răng là một trong những vấn đề nha khoa có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vì thế, trong trường hợp thực hiện niềng răng khi gặp phải bệnh lý này. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Điều trị tụt nướu chân răng trước khi niềng răng
Tụt lợi ở mức độ nhẹ do tác động của nội tiết tố, thói quen chăm sóc răng miệng có thể kiểm soát khi thay đổi những thói quen xấu, hormone dần ổn định.
Tuy nhiên, tình trạng tụt lợi chân răng do những bệnh lý nha khoa gây ra gần như không thể tự cải thiện, đòi hỏi can thiệp các biện pháp y tế. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây hư hại răng, khiến răng trở nên lỏng lẻo và lung lay.
Khi thực hiện niềng răng, các răng cần được cố định trên cung hàm. Đồng thời phải chịu lực kéo nhất định để dịch chuyển về vị trí mong muốn. Nếu tình trạng tụt lợi tiến triển có thể khiến răng trở nên lung lay dẫn đến việc niềng răng thất bại. Hư hại răng ở mức nghiêm trọng, thậm chí là gãy răng.
Do đó, trước khi can thiệp niềng răng chỉnh nha. Người bệnh cần tiến hành điều trị tụt nướu răng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đến khi các triệu chứng bệnh lý được cải thiện hoàn toàn, các mô nướu được chữa lành. Lúc này bác sĩ nha khoa có thể cân nhắc tiến hành niềng răng.
Các rủi ro có thể gặp phải
Niềng răng chỉnh nha được xem là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ răng an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, ở những người bị tụt lợi, phương pháp này có thể phát sinh một số vấn đề như:
Có thể gây mùi hôi khó chịu ở khoang miệng do không được vệ sinh sạch trong quá trình niềng răng. Điều này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tiến triển. Gây ra những bệnh lý răng miệng, tụt nướu răng.
Lực kéo của hệ thống mắc cài có thể khiến răng bị lung lay, gây gãy rụng răng
Mô lợi bị kích thích có thể gây sưng viêm, đau nhức khi chân răng bị dịch chuyển do niềng răng
Dù được điều trị răng nhưng người bị tụt lợi răng yếu hơn với người bình thường. Do đó, nguy cơ gặp những rủi ro trong quá trình niềng răng sẽ cao. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ nha khoa và cân nhắc kỹ trước khi quyết định niềng răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học. Được xem là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa. Và kiểm soát tình trạng tụt lợi tái phát hiệu quả trong quá trình niềng răng.
Bên cạnh đó, biện pháp này còn mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng cũng như những bệnh lý nha khoa hiệu quả.
Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách trong quá trình niềng răng. Bạn có thể đọc bài viết chi tiết tại 1 ngày nên đánh răng mấy lần
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc tụt lợi có niềng răng được không và một số vấn đề liên quan. Thực tế, việc niềng răng chỉnh nha còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Do bệnh lý gây ra và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả tốt nhất. Bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Mọi chi tiết liên hệ
- Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
- Địa chỉ: 211 Phan Chu Trinh – TP. Buôn Ma Thuột
- Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
- Website: oreli.vn