Điều này chỉ đơn giản là làm việc như một hướng dẫn và giúp bạn kết nối với các nha sĩ bạn chọn. Vui lòng xác nhận sự sẵn có của bác sĩ trước khi rời khỏi cơ sở của bạn.
Việc sâu răng hay do một tác nhân khác từ bên ngoài gây ra hậu quả mất răng chỉ còn lại phần chân răng. Vậy còn chân răng có nên nhổ không? Câu hỏi được nhiều người quan tâm khá nhiều. Tùy theo trường hợp của mỗi người khác nhau sẽ đưa ra phương hướng trị liệu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin để bạn có thể tham khảo.
Chân răng là bộ phận nào?
Chân răng là một bộ phận quan trọng để cấu tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh. Giống như thân răng, chân răng cũng góp phần tạo nên một chiếc răng khỏe mạnh để thực hiện chức năng nhai. Phần chân răng nằm hoàn toàn ở dưới lợi, gắn chặt vào xương hàm nên ở mắt thường không thể nhìn thấy được.
Vai trò của chân răng
Chức năng của chân răng vô cùng quan trọng trong việc giữ cho thân răng cố định ở xương ổ răng trong cung xương hàm. Nếu chân răng chắc chắn thì chiếc răng đó sẽ khỏe mạnh hỗ trợ thực hiện được chức năng nhai tốt.
Tận cùng dưới chân răng là chóp răng. Nơi chứa các chùm mạch máu và dây thần kinh dẫn đến tủy răng, cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng. Khi mất đi thân răng, còn chân răng có nên nhổ không? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc.
Những bệnh lý mà chân răng thường gặp phải
Viêm chân răng
Răng bị gãy mẻ, bị sâu phần thân răng bị mất đi, chỉ còn lại phần chân răng ở trong lợi. Đây là phần khó để vệ sinh sạch sẽ được. Khi các mảng bám thức ăn có chứa tinh bột, đường thừa còn sót lại, vi khuẩn trong miệng hoạt động tấn công gây nhiễm trùng lợi. Khiến xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu, lợi bị tụt, đây là bệnh lý viêm chân răng.
Viêm lợi
Vi khuẩn là nguyên nhân gây ra việc miệng có mùi hôi do không vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc không làm sạch được các mảng bám. Vì chân răng nằm sâu dưới lợi, vì vậy nếu lợi bị viêm cũng sẽ dẫn đến chân răng bị ảnh hưởng. Triệu chứng là chảy máu chân răng, lợi bị sưng, hôi miệng.
Áp xe chân răng
Răng bị vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp xe. Triệu chứng đau nhức răng, bị sốt, vùng mặt bị sưng, chân răng chảy máu.
Khi bị những tình trạng này bạn nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ khám và chữa trị gấp.
Tùy theo tình trạng răng mà các bác sĩ nha khoa sẽ khuyên có nên nhổ hay không nên nhổ. Dưới đây là 2 tình trạng răng bạn có thể tham khảo:
Chân răng khỏe mạnh
Chân răng còn tương đối dài, chắc chắn, không gây ảnh hưởng xấu đến lợi hay các răng khác. Đối với trường hợp này chân răng sẽ không nên nhổ. Bạn có thể khắc phục hình dạng răng bằng cách sử dụng những phương pháp phục hồi răng thẩm mỹ như bọc răng sứ dùng chân răng làm trụ.
Chân răng phải nhổ
Trong trường hợp chân răng bị tổn thương quá nặng do bị gãy thân răng quá lớn như gãy sát lợi hoặc vết gãy dưới lợi. Hay bị sâu răng ở tình trạng nghiêm trọng, vi khuẩn đã lây lan đến chân răng, nếu không nhổ kịp thời có thể ảnh hưởng đến các răng lân cận, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng.
Để phục hình với trường hợp răng phải nhổ bỏ, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant để tạo chân răng giả. Khôi phục lại được chức năng nhai của hàm.
Để có một hàm răng khỏe thì chân răng cũng phải khỏe mạnh, chắc chắn:
Để bảo vệ sức khỏe chân răng nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Cần phải vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng 2 lần một ngày. Đánh kỹ trên bề mặt răng để loại bỏ được những mảng bám khó trôi.
Súc miệng nước muối sinh lý để hạn chế vi khuẩn phát triển, sinh sôi.
Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám thức ăn trong kẽ răng mà khi đánh răng không thể tác động tới.
Tập thói quen thay đổi chế độ ăn hạn chế đường, tinh bột.
Không ăn những đồ ăn quá cứng, quá dai. Hạn chế tác động mạnh lên răng.
Khi có các triệu chứng bệnh lý về răng miệng, đến những cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
Còn chân răng có nên nhổ không? hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người.
Các bác sĩ nha khoa sẽ khám tổng quát và đưa ra liệu trình phù hợp để giúp bạn lựa chọn. Chúng ta cần phải điều trị càng sớm, giữ lại răng thật để hạn chế biến chứng càng cao. Hãy liên lạc với trung tâm nha khoa Oreli để được tư vấn tận tình và miễn phí.