Răng sữa và răng cấm là 2 loại răng hoàn toàn khác hàng nhau cả về chức năng và kích thước các răng trên cung hàm. Điều này chủ yếu là do sự khác biệt ở những chiếc răng hàm, do đó nhiều bậc phụ huynh không biết răng cấm có thay không? Hãy cùng tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết sau đây nhé!
Răng cấm là răng nào?
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài và trong. Cần biết rằng bộ răng vĩnh viễn của người trưởng thành có 32 răng gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ, 12 răng cối lớn chia đều cho hai hàm, thì mỗi hàm có 4 răng cối nhỏ và 6 răng cối lớn. Những chiếc răng này có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to.
Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Thông thường răng thường mọc khi trẻ trong độ tuổi từ 6-8 tuổi và không bao giờ thay răng. Có nghĩa 12 chiếc răng cối lớn bao gồm răng số 6, 7 là răng cấm mọc lên đã là răng vĩnh viễn và không qua quá trình thay thế từ răng sữa thành răng vĩnh viễn như các răng khác.
Răng cấm có thay không?
Răng cấm có thay không? Sau khi đã hiểu rõ sự khác nhau giữa cấu tạo hàm răng sữa và hàm răng vĩnh viễn. Và đồng thời biết được răng cấm thường mọc ở vị trí răng số mấy thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng răng cấm của trẻ em là răng vĩnh viễn, không được thay thế bằng bất cứ răng nào khác.
Do đó, nếu chẳng may trẻ gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là đối với bệnh lý về các răng cấm chỉ mọc một lần trong đời thì các phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám và điều trị sớm tại nha khoa uy tín để bảo tồn răng cho trẻ.
Xem thêm: Bị sâu răng cấm phải làm sao
Phòng ngừa các bệnh lý về răng cấm
Để có một hàm răng khỏe mạnh và chắc chắn thì cần phải ngăn ngừa các bệnh lý xảy ra tại răng cấm bằng cách vệ sinh răng miệng tốt và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Tránh ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường
- Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, cân bằng
- Hạn chế ăn những thực phẩm hay đồ uống quá nóng và quá lạnh
- Không nhai đá, hạt bỏng ngô hay những thứ cứng khác
- Đánh răng hai lần/ngày
- Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày
- Thay mới bàn chải đánh răng định kỳ, khoảng 4 tháng/lần
- Gặp nha sĩ để vệ sinh răng miệng thường xuyên
Như vậy vấn đề răng cấm có thay không? thì câu trả lời hoàn toàn là không được thay thế bởi răng khác. Vậy nên, tự khi trẻ bắt đầu mọc răng cấm thì phụ huynh cần chú trọng và quan sát tình trạng răng miệng của trẻ để tránh những bệnh lý gây hại cho răng về sau.
Xem thêm: Nhổ răng khôn hàm sâu hết bao nhiêu tiền
Mọi chi tiết liên hệ
- Nha Khoa Oreli – Nụ cười như ý !
- Địa chỉ: 211 Phan Chu Trinh – TP. Buôn Ma Thuột
- Hotline: 0825 585 888 – 02623 888 788
- Website: oreli.vn